2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
3.2.1.8. Tình hình sử dụng phế phụ phẩm từ lúa
Theo Hoàng Công Mệnh (2010), “khảo sát tùy từng vụ sản xuất Lúa mà việc xử lý rơm rạ đƣợc ngƣời nông dân áp dụng khác nhau; tuy nhiên, trung bình hàng năm tại vùng lòng chảo Điện Biên có 30% khối lƣợng rơm rạ bị đốt ngay sau khi thu hoạch (đốt đồng), 65% đƣợc vùi tƣơi tại chỗ, 15% đƣợc sử dụng làm chất đốt, làm thức ăn gia súc, làm phân bón và trồng nấm. Rơm rạ bị đốt cháy, vùi tƣơi tại chỗ vừa lãng phí nguồn năng lƣợng lớn, vừa ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng”.
Đối với rơm
Nhóm nghiên cứu (2017), đã có những phát hiện mới trong việc sử dụng rơm trong sản xuất nông nghiệp tại cánh đồng Mƣờng Thanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ngƣời dân tại Điện Biên chủ yếu dùng rơm cho các hoạt động sinh hoạt trong gia đình. Cụ thể, có 62,1% số ngƣời thu rơm về để sử dụng trong gia đình, 16,9% số ngƣời đốt tại ruộng và 16,9% số ngƣời bỏ tại ruộng để cải tạo đất. Điều này cho thấy, nhu cầu sử dụng rơm của các hộ gia đình tại cánh đồng Mƣờng Thanh đã có sự thay đổi, họ sử dụng rơm khá hiệu quả cho từng mục đích của hộ gia đình, tăng hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo.
Bảng 3.11: Tình hình sử dụng rơm của các hộ gia đình tại Điện Biên
Bỏ tại ruộng Đốt tại ruộng Sử dụng trong gia đình Làm phân bón Tổng P N % N % N % N % N % Điện Biên 12 7,4 16 9,9 130 80,2 4 2,5 162 100,0 0,000 TP Điện Biên Phủ 30 34,9 26 30,2 24 27,9 6 7,0 86 100,0 Tổng 42 16,9 42 16,9 154 62,1 10 4,0 248 100,0 Kết quả khảo sát, 2017
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về việc sử dụng rơm của các hộ gia đình tại huyện Điện Biên và Tp
75
Điện Biên Phủ với P<0,05. Cụ thể, đối với việc sử dụng rơm trong gia đình, trong khi huyện Điện Biên có 80,2% số ngƣời sử dụng cho mục đích này thì ở Tp Điện Biên Phủ tỷ lệ là 27,9%, chênh lệch 50,1%. Hay với mục đích đốt tại ruộng, ở huyện Điện Biên tỷ lệ là 9,9%, tỷ lệ này tại Tp Điện Biên Phủ là 30,2%.
Đối với Rạ
Việc sử dụng Rạ sao cho hợp lý cũng là vấn đề quan trọng đối với ngƣời sản xuất lúa tại cánh đồng Mƣờng Thanh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, có 75,7% số ngƣời cho rằng họ thƣờng bỏ Rạ tại ruộng, 9,7% số ngƣời đốt tại ruộng. Nhƣ vậy thấy đƣợc, rạ chủ yếu đƣợc ngƣời dân tại Điện Biên sử dụng làm phân bón, cải tạo đất. Ngoài ra, kết quả cũng chỉ ra có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về việc sử dụng Rạ giữa huyện Điện Biên và Tp Điện Biên Phủ với P<0,05. Cụ thể, trong việc bỏ rạ tại ruộng, huyện Điện Biên có 81,5% số ngƣời bỏ tại ruộng, tỷ lệ này ở Tp Điện Biên Phủ là 65,8%. Điều này có thể lý giải thông qua diện tích đất trồng lúa giữa 2 địa bàn có sự chênh lệch.
Đối với Cám và Chấu
Cám gạo đƣợc các hộ gia đình tại vùng nghiên cứu chủ yếu sử dụng vào việc chăn nuôi trong gia đình với 98,1% số ngƣời sử dụng vào mục đích này. Tƣơng tự, đối với Chấu, ngƣời dân cũng chủ yếu dùng vào các việc của gia đình. Trong đó, có 82% số hộ gia đình sử dụng vào việc đun nấu trong gia đình, 14% số ngƣời sử dụng vào việc làm phân bón, còn lại sử dụng vào mục đích khác hoặc bỏ lại.
Nhƣ vậy có thể thấy, các hộ nông dân tại Điện Biên sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp từ lúa (gạo) khá hiệu quả. Họ chủ yếu sử dụng vào các mục đích riêng của gia đình nhƣ: đun nấu, chăn nuôi gia súc và làm phân bón. Điều này giúp ngƣời dân tiết kiệm nhiều chi phí trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa (gạo) nói riêng.
76