TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA

Một phần của tài liệu BCTH_GAO_20.1.2020_025029 (Trang 34 - 35)

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

1.3. TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA

Biên

(i) Sản xuất lúa gạo tại Điện Biên hiện nay còn manh mún, chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ theo hộ gia đình, ngƣời dân chƣa tham gia nhiều vào các chuỗi liên kết với các doanh nghiệp và Hợp tác xã. Bên cạnh đó, việc dồn điền đổi thửa tại cánh đồng Mƣờng Thanh vẫn chƣa đƣợc triển khai nhân rộng, mới thí điểm ở một vài xã/phƣờng.

(ii) Hiện nay sản xuất lúa (gạo) tại Điện Biên vẫn sử dụng nhiều giống lúa, điều này gây ảnh hƣởng tới chất lƣợng lúa và tình trạng lúa lẫn. Để hƣớng tới thƣơng hiệu lúa (gạo) Điện Biên cần xác định các giống chủ lực và hình thành vùng sản xuất hàng hóa.

(iii) Sản xuất lúa gạo tại Điện Biên sử dụng rất nhiều phân bón và thuốc trừ sâu. Đồng thời cƣờng độ canh tác cao luôn ở tình trạng sử dụng 2 vụ/năm, nguy cơ suy thoái đất và ô nhiễm môi trƣờng là rất lớn. Tính bền vững của sản xuất lúa gạo đang là một dấu hỏi lớn.

(iii) Lúa (gạo) đƣợc tiêu dùng chủ yếu trong tỉnh, bên cạnh đó, một số thị trƣờng lớn khác cũng tiêu thụ gạo Điện Biên nhiều là Hà Nội, Sơn La, Lào Cai, Hải Phòng. Để đảm bảo thƣơng hiệu, nâng cao giá trị lúa (gạo) Điện Biên, cần phải hƣớng tới các thị trƣờng lớn bên ngoài.

(iv) Điện Biên chƣa xây dựng đƣợc nhiều chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và ngƣời dân, chính vì vậy đây là một trong những vấn đề cần nghiên cứu và đƣa ra đƣợc hƣớng giải quyết cho phát triển lúa (gạo) Điện Biên.

27

(v) Vấn đề bảo hộ thƣơng hiệu thực sự là cấp bách đối với gạo Điện Biên. Hiện nay trên thị trƣờng Hà Nội và nhiều thành phố khác có nhiều nơi bày bán gạo Điện Biên, tuy nhiên chủ yếu là bán lẻ với các loại bao bì không có nhãn mác, sản phẩm cụ thể, thậm chí là bán theo kg. Điều này sẽ không tránh đƣợc tình trạng gian lận, trộn các loại gạo với nhau, từ đó chất lƣợng gạo Điện Biên trong mắt ngƣời tiêu dùng có thể bị ảnh hƣởng. Chính vì vậy, để đảm bảo thƣơng hiệu và uy tín của gạo Điện Biên, cần sự tham gia liên kết của các doanh nghiệp với ngƣời dân để hình thành các chuỗi sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lƣợng cao của lúa (gạo) Điện Biên. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý chất lƣợng cần có những hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký nhãn mác, bao bì sản phẩm để có những chính sách bảo hộ thƣơng hiệu đƣợc tốt hơn trong phát triển lúa (gạo).

CHƢƠNG 2: NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨA CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu BCTH_GAO_20.1.2020_025029 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)