NHÓM GIẢI PHÁP VỀ LIÊN KẾT SẢN XUẤT, TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu BCTH_GAO_20.1.2020_025029 (Trang 128 - 161)

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

3.6.3. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ LIÊN KẾT SẢN XUẤT, TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ PHÁT TRIỂN

thương hiệu:

Giải pháp về vốn hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân: Tỉnh cần có những chính sách hỗ trợ mới cho những doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất lúa (gạo) tại Điện Biên nói chung và vùng lòng chảo nói riêng để bổ trợ cho Quyết định 25/2015/QĐ-UBND tỉnh Điện Biên ngày 26/11/2015 về hỗ trợ sản xuất theo chuỗi và cánh đồng lớn và Quyết định 45/2018/QĐ-UBND tỉnh Điện Biên cũng là chính sách hỗ trợ liên kết theo chuỗi và phát triển cánh đồng lớn. Cụ thể, hỗ trợ về lãi suất vay vốn để doanh nghiệp có vốn đầu tƣ vào việc thuê đất mở rộng vùng sản xuất hàng hóa, mở rộng nhà xƣởng sản xuất, kho chứa và có vốn để thu mua lúa của nông dân. Bên cạnh đó, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ về vốn cho các hộ dân tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất với doanh nghiệp và HTX. Ở một khía cạnh khác, giữa doanh nghiệp và ngƣời dân cần tiếp tục thực hiện các giao kèo hợp tác thông qua hợp đồng kinh tế, cả doanh nghiệp và ngƣời dân cần phải thực hiện đúng với hợp đồng để mô hình hợp tác này đạt hiệu quả. Muốn có tính bền vững và để doanh nghiệp, ngƣời dân có trách nhiệm đối với hợp đồng đã ký, cần phải có sự tham gia của các cơ quan chính quyền nhƣ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan thực thi pháp luật để các hợp đồng này đƣợc hai bên nghiêm chỉnh thực hiện. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xây dựng niềm tin đối với nông hộ bằng việc thực hiện đúng nhƣ thỏa thuận trong hợp đồng với nông dân nhƣ: đảm bảo về lƣợng mua, giá mua và thời điểm mua.

Giải pháp về phát triển, quảng bá thƣơng hiệu: Tỉnh cần khuyến khích các doanh nghiệp/HTX đăng ký nhãn mác, bao bì tại Chi cục quản lý chất lƣợng nông lâm và thủy sản tỉnh Điện Biên. Việc đăng ký nhãn mác, bao bì sẽ

121

giúp các doanh nghiệp và HTX quảng bá đƣợc sản phẩm của mình, đồng thời giúp các cơ quan chức năng có thể quản lý đƣợc về mặt chất lƣợng của sản phẩm và đƣa ra các khuyến nghị phù hợp đối với doanh nghiệp/HTX khi có bất cứ vấn đề gì về mặt chất lƣợng xảy ra. Bên cạnh đó, để truy xuất đƣợc nguồn gốc, tỉnh cần có những hỗ trợ về mặt chuyên môn, kinh phí để doanh nghiệp/HTX triển khai xây dựng mã vạch truy xuất nguồn gốc ở mỗi sản phẩm, từ đó nâng cao đƣợc niềm tin của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm khi biết đƣợc xuất sứ của sản phẩm họ tiêu dùng. Có một thực tế, hiện nay tại thị trƣờng Hà Nội, gạo đƣợc dãn nhãn Gạo Điện Biên tràn lan trên thị trƣờng, từ các chợ nhỏ tới các Chợ lớn đều có sản phẩm gạo Điện Biên đƣợc bày bán mà không có nhãn mác, bao bì. Hơn nữa, sản phẩm này khi đƣợc ngƣời tiêu dùng sử dụng cũng không đƣợc ngon, thơm nhƣ gạo đƣợc bán có bao bì nhãn mác tại Điện Biên. Điều này đặt ra vấn đề, việc không có nhãn mác, bao bì rất dễ để ngƣời kinh doanh trộn các loại gạo với nhau làm cho gạo bán ra không đảm bảo chất lƣợng làm ảnh hƣởng tới

Giải pháp về thị trƣờng tiêu thụ: Đẩy mạnh tìm hiểu, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ ngoại tỉnh, nhất là các chuỗi siêu thị, thực phẩm sạch các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Vĩnh Yên, Hải Phòng. Xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong các chuỗi siêu thị bán lẻ hàng đầu tại Hà Nội nhƣ: Vinmart, BigC, Metro, AEON,…hay một số chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch: Bắc Tôm, Sói Biển, ….đây là thị trƣờng rất tiềm năng. Hiện nay mới chỉ có Trƣờng Hƣơng và HTX Thanh Yên đang mở rộng thị trƣờng và thâm nhập vào các chuỗi siêu thị và thực phẩm sạch kể trên.

Bên cạnh đó, cần thực hiện một số nội dung cụ thể nhƣ sau:

+ Phát triển Sản xuất hàng hóa phải xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng: cần phải nghiên cứu thị trƣờng trƣớc khi ra quyết định sản xuất.

122

+ Đa dạng hoá các kênh tiêu thụ sản phẩm nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro thị trƣờng. Tăng cƣờng sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp, các cơ sở chế biến, xuất khẩu, các hiệp hội, tƣ thƣơng… tham gia vào lƣu thông hàng hóa, giúp quảng bá và tiêu thụ sản phẩm bằng cánh:

(i) Phát triển đa dạng các loại hình HTX, các hiệp hội sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa bảo vệ ngƣời sản xuất lúa vùng cánh đồng Mƣờng Thanh. Hƣớng các HTX nông nghiệp có chức năng làm đại diện thu gom và tiêu thụ lúa gạo cho nông dân để đứng ra ký hợp đồng với doanh nghiệp, HTX nông nghiệp phải trở thành một chủ thể tài chính đƣợc quyền vay vốn ngân hàng v,v… Thƣờng xuyên theo dõi tình hình biến động của thị trƣờng tiêu thụ qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong và ngoài để có những quyết định đúng.

(ii) Doanh nghiệp tiêu thụ gạo phải ký kết hợp đồng tiêu thụ lúa gạo theo phẩm cấp chất lƣợng, chủng loại và độ ẩm của lúa gạo, không mua ''vo'' nhƣ hiện nay nhƣ vậy nông dân mới yên tâm sản xuất. Cần có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa nhà sản xuất và ngƣời thu mua, doanh nghiệp thu mua nông sản. Chủ doanh nghiệp thu mua nông sản có thể ứng vốn cho nhà sản xuất và ngƣời sản xuất phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.

(iii) Giải pháp bảo vệ thị trƣờng: Bảo vệ thị trƣờng tiêu thụ mang ý nghĩa sống còn đối với mọi ngành sản xuất, mọi doanh nghiệp nhất là sản xuất lúa theo hƣớng hàng hoá, cần quy vùng sản xuất và giữ vững thƣơng hiệu, chất lƣợng hàng hóa, muốn vậy chúng ta cần:

- Triển khai sản xuất lúa chất lƣợng theo vùng chuyên canh, hỗ trợ nông dân vốn, giống, kỹ thuật, thông tin thị trƣờng và bảo đảm tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch

123

bạc để rút kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc. Trong đó, Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo điều hành, tác động tích cực đến các "nhà" khác qua việc chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thông thoáng cho nông dân và doanh nghiệp vay vốn; các doanh nghiệp tăng cƣờng ký hợp đồng tiêu thụ nông sản để ngƣời sản xuất yên tâm và sản xuất đúng yêu cầu chất lƣợng, hạ đƣợc giá thành...

- Tăng cƣờng công tác kiểm soát chất lƣợng sản phẩm từ khâu trồng, thu gom, quá trình sơ chế, vận chuyển sản phẩm nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tóm tắt giải pháp phát triển và bảo vệ thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm gạo Điện Biên.

Bảng 3.31. Giải pháp thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm gạo Điện Biên

Chỉ tiêu Nội dung cụ thể

+ Phát triển thị trƣờng - Sản xuất gắn với nhu cầu thị trƣờng - Đa dạng hoá các kênh tiêu thụ

- Hạn chế phát triển sản xuất theo hƣớng tự phát chạy theo giá thị trƣờng, đảm bảo sản xuất bền vững.

- Chọn lựa sản xuất sản phẩm theo nhu cầu thị trƣờng.

- Phát triển các hiệp hội, HTX tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho ngƣời nông dân

+ Bảo vệ thị trƣờng - Tăng cƣờng công tác kiểm tra chất lƣợng sản phẩm

- Xây dựng quy trình sản xuất cụ thể, nhằm nâng cao chất lƣợng hàng hóa

- Tăng cƣờng sự hợp tác giữa nông dân với doanh nghiệp, các cơ quan chức năng, với thị trƣờng.

- Kiểm tra từ khâu sản xuất, thu gom, chế biến và vận chuyển, đóng gói sản phẩm.

Giải pháp về phát triển cơ chế tài chính: tỉnh cần sớm hình thành cơ chế tài chính vi mô và bảo hiểm phù hợp cho ngƣời nông dân, đặc biệt là các mô hình HTX, liên kết sản xuất hàng hóa. Điều này sẽ giúp các nông hộ và các chuỗi liên kết ít phụ thuộc hơn vào các đơn vị cung ứng đầu vào. Hƣớng tới

124

khuyến khích bảo hiểm và cho vay theo chuỗi hoặc tổ chức đầu tƣ trực tiếp giữa các doanh nghiệp và nông dân.

KẾT LUẬN

Hiện nay quy mô sản xuất lúa tại cánh đồng Mƣờng Thanh vẫn ổn định, nằm trong khoảng 3500 ha – 4000 ha, một số vùng sản xuất lớn nhƣ: Thanh Yên, Thanh Hƣng, Thanh An và Thanh Xƣơng. Các giống lúa cho năng suất khá cao, trung bình từ 60 – 64 tạ/ha, trong đó giống đòn gánh cho năng suất cao nhất với 66,67 tạ/ha, thấp nhất là 61,02 tạ/ha đối với BT7. Tuy vậy, sản xuất lúa tại Điện Biên hiện vẫn đang gặp phải nhiều vấn đề tồn tại cần đƣợc giải quyết trong thời gian tới:

(i) Diện tích canh tác nhỏ, manh mún, chƣa hình thành đƣợc nhiều vùng sản xuất hàng hóa. Hiện mới chỉ có một số vùng nhƣ: Vùng sản xuất của HTX Thanh Yên, HTX Thanh Xƣơng, xã Thanh An, Thanh Hƣng,;

(ii) Cánh đồng Mƣờng Thanh đang sử dụng quá nhiều giống lúa, có thời điểm lên tới 20 loại giống trên cánh đồng, điều này sẽ dẫn tới những hệ lụy nhƣ: lẫn tạp, chất lƣợng lúa giảm, hình thành cây lúa ma, rất khó để phòng trừ sâu bệnh;

(iii) Cơ cấu giống lúa biến động qua từng năm, năm 2017 giống BT7 vẫn chiếm khoảng 40%, tuy vậy tới năm 2019, BT7 chỉ còn chiếm khoảng 25%, giống Séng Cù có tốc độ gia tăng nhanh, tới năm 2019 diện tích trồng Séng Cù lên tới 60%/vụ.

(iv) Mật độ gieo cấy đang có sự gia tăng;

(v) Các hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị vẫn còn hạn chế, hiện mới chỉ có hình thức liên kết trực tiếp giữa doanh nghiệp với hộ dân theo hình thức hợp đồng, cụ thể là HTX Thanh Yên, Công ty Trƣờng Hƣơng và Công ty Safe Green. Tuy vậy, các mối liên kết

125

còn lỏng lẻo nên ngƣời dân rất dễ phá vỡ hợp đồng nếu tìm đƣợc nguồn tiêu thụ với giá cao hơn. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp và ảnh hƣởng trực tiếp tới chuỗi giá trị lúa gạo của cánh đồng Mƣờng Thanh nói riêng và tỉnh Điện Biên nói chung.

(vi) Hiện nay, đã có nhiều tiến bộ trong sản xuất lúa gạo Điện Biên, đặc biệt là trong khâu gieo cấy, thu hoạch và chế biến sản phẩm. Tại cánh đồng Mƣờng Thanh, ngƣời dân vẫn gieo cấy theo hình thức gieo Sạ là chủ yếu, tuy vậy do gặp một số vấn đề về lúa lẫn, và phòng trừ sâu bệnh nên nhiều xã đã bắt đầu thử nghiệm phƣơng pháp cấy lúa bằng máy kéo tay.

(vii) Tại cánh đồng Mƣờng Thanh ngƣời dân đang bón nhiều phân và phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật hơn so với khuyến cáo của cán bộ Khuyến Nông, số lần bón và phun tăng lên, thậm chí gấp đôi bình thƣờng do tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, có thể thấy trong khâu sau thu hoạch, nhiều doanh nghiệp, nhà máy xay xát lớn đã mạnh dạn đầu tƣ công nghệ sấy với công suất lớn, đầu tƣ kho chứa với lƣợng chƣa vài trăm tấn và đầu tƣ nhà máy xay xát công suất lớn phục vụ cho nhu cầu mở rộng thị trƣờng của các doanh nghiệp, cụ thể nhƣ: công ty Trƣờng Hƣơng và HTX Thanh Yên là những ví dụ điển hình.

(viii) Các doanh nghiệp và nhà máy xay xát đã bắt đầu phát triển các thị trƣờng xuống các thành phố lớn nhƣ: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, đây là nơi có các hệ thống chuỗi siêu thị, chuỗi thực phẩm sạch tiềm năng. HTX Thanh Yên đã đƣa sản phẩm thƣơng hiệu Tâm Sáng vào chuỗi siêu thị của Vinmart, hay công ty Trƣờng Hƣơng đƣa sản phẩm Hƣơng Việt 3 vào chuỗi thực phẩm sạch Bắc Tôm và Sói Biển.

126

(ix) Giá thóc có sự biến động, lúa BT7 có xu hƣởng giảm nhẹ, còn Séng Cù có xu hƣớng tăng mạnh từ 12.000 đồng/kg thóc năm 2017 lên 18.000 đồng/kg thóc năm 2019

Cần đẩy mạnh việc thực thi Quyết định 45/2018/QĐ-UBND tỉnh Điện Biên về Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên nhằm hỗ trợ nhiều hơn cho nông dân, doanh nghiệp và HTX/THT để có thể hình thành và phát triển bền vững các chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo, sớm hình thành các vùng sản xuất lớn và hoàn thành kế hoạch dồn điền đổi thửa.

Chuỗi giá trị lúa gạo tại cánh đồng Mƣờng Thanh đang vận hành theo 5 khâu, từ đầu vào sản xuất cho tới thƣơng mại sản phẩm. Mỗi khâu lại có những chức năng và tác nhân riêng để hoạt động riêng biệt. Năm 2018, tổng sản lƣợng lúa toàn cánh đồng Mƣờng Thanh ƣớc đạt khoảng 50 nghìn tấn, sau khi trừ hết các chi phí và thất thóa, lƣợng lúa hàng hóa lƣu thông đạt 34,77 nghìn tấn (tƣơng đƣơng 21,6 nghìn tấn gạo). Có thể định hình chuỗi giá trị lúa gạo Điện Biên ở các khâu nhƣ sau:

(i) Khâu sản xuất: Các tác nhân chính trong khâu này là ngƣời nông dân, HTX/doanh nghiệp (tham gia sản xuất chuỗi). Lƣợng lúa hàng hóa đƣợc cung cấp chính từ nông dân, doanh nghiệp và HTX chỉ sản xuất ra đƣợc khoảng 2.000 tấn thóc, còn lại chủ yếu từ nông dân. Để làm ra sản phẩm, ngƣời nông dân chịu nhiều chi phí. Khâu thu gom: các tác nhân chính là HTX/doanh nghiệp và các nhà máy xay xát, hệ thống nhà máy xay xát, các tác nhân này thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn từ chuỗi giá trị lúa gạo so với nông dân. Khâu Sơ chế, chế biến và Thƣơng mại: vẫn là 3 tác nhân HTX/doanh nghiệp, nhà máy xay xát là chính

127

Nhƣ vậy có thể thấy, thông qua sơ đồ này có thể thấy, vai trò quan trọng của việc thu gom và phát triển thƣơng hiệu trong chuỗi giá trị lúa gạo. Hệ thống nhà máy xay xát và các doanh nghiệp/HTX là rất quan trọng trong chuỗi, chính việc phát triển thƣơng hiệu và phân phối các sản phẩm lúa gạo rộng ra các thị trƣờng lớn giúp lúa gạo Điện Biên đƣợc nhiều ngƣời biết đến hơn, nhất là khi sản phẩm đƣợc bảo hộ về mặt thƣơng hiệu, có gắn nhãn mác sản phẩm rõ ràng.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, mật độ Sạ, bón phân chuồng và phân kali cho thấy: mật độ sạ càng lớn thì số bông càng lớn, lớn nhất ở cả 2 giống CT5 ở mức 110kg/ha. Ở thí nghiệm bón phân kali ngƣời dân nên bón 90-120kg K2O, phù hợp nhất là 90kg K2O. Mức bón phân chuồng khác nhau không ảnh hƣởng tới năng suất nhƣng ảnh hƣởng tới chi phí nhân công.

Đề tài đã thực hiện đƣợc 05 mô hình đạt yêu cầu: (i) Mô hình giống đã đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra về mặt năng suất và tiêu chuẩn về giống, với năng suất đạt 65 tạ/ha đề tài đã thu đƣợc 3-4 tấn lúa giống bàn giao cho HTX. (ii) Mô hình giống cũng cho kết quả khả quan khi đạt năng suất 64 tạ/ha đối với giống lúa BT7. (iii) Đối với mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Kết quả cho thấy cơ cấu cây trồng phù hợp để nâng cao vụ đông xuân – lúa mùa – cây vụ đông (trồng ngô dày). Thông qua mô hình đã cung cấp thức ăn xanh có dinh dƣỡng cho chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi bò và bò sữa. Đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế và sử dụng đất tại cánh đồng Mƣờng Thanh. (iv) Mô hình xử lý phế phụ phẩm làm phân bón hữu cơ đạt yêu cầu khi đã sử dụng men vi sinh để tạo ra 10 tấn phân vi sinh bàn giao cho nông hộ phục vụ sản xuất. (v) Mô hình cung cấp sản phẩm gạo mang chỉ dẫn địa lý đã hỗ trợ HTX Thanh Yên thiết kế logo nhãn mác sản phẩm cho thƣơng hiệu Tâm Sáng. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã cung cấp những quy trình kỹ thuật, thƣờng xuyên trao đổi, hƣớng dẫn HTX Thanh Yên trong việc thực hiện Sơ chế, bảo quản và chế biến sản

128

phẩm sao cho vừa phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng mà vẫn đảm bảo về

Một phần của tài liệu BCTH_GAO_20.1.2020_025029 (Trang 128 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)