2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
3.2.1.4. Hình thức liên kết sản xuất
Các hộ dân ít tham gia các hoạt động liên kết, chủ yếu sản xuất tự túc.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hộ dân tại huyện Điện Biên và Tp Điện Biên Phủ ít tham gia vào các hình thức liên kết. Cụ thể, có 92,6% số ngƣời tự sản xuất, chỉ có 3,1% số hộ gia đình liên kết với doanh nghiệp và 4,3% liên kết với HTX để sản xuất.
Bảng 3.9: Các hình thức liên kết của hộ dân trong sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu
Hình thức sản xuất Hộ %
Tự sản xuất 239 92,6
Liên kết với tổ hợp tác và Hợp
tác xã 11 4,3
Liên kết với doanh nghiệp 8 3,1
Tổng 258 100,0
Nguồn: Kết quả điều tra, 2017
Có 3 hình thức liên kết đang tồn tại trong chuỗi giá trị lúa (gạo) tại cánh đồng Mƣờng Thanh.
Thực tế hiện nay có 03 dạng liên kết: (i) Doanh nghiệp liên kết trực tiếp với các hộ dân: Trƣờng Hƣơng, Safe Green; (ii) HTX liên kết với các hộ dân: HTX Thanh Yên; (iii) Các công ty ở ở Hà Nội và các tỉnh khác lên ký hợp đồng với các đại lý và các đại lý ký hợp đồng với hộ dân. Tuy vậy, hình thức này có vẻ không bền vững, họ chỉ làm với mục đích kinh doanh, còn khâu xay sát và thu gom là thuộc các đơn vị trên này (PVS, Nam giới, Sở NN&PTNT, 2019).
Hiện nay trên địa bàn có 05 doanh nghiệp đƣợc Sở NN&PT NT cấp chứng nhận về bao bì sản phẩm, bao gồm: doanh nghiệp Trƣờng Hƣơng, Safe Green, HTX Thanh Yên, Mƣờng Thanh, là những đơn vị đi đầu trong việc
63
thiết lập quan hệ liên kết trong sản xuất với các hộ dân nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, quản lý theo chuỗi giá trị. Khi liên kết với doanh nghiệp, 100% số hộ gia đình liên kết theo hình thức “doanh nghiệp hỗ trợ giống, hỗ trợ một phần phân bón và bao tiêu sản phẩm” đây là hình thức liên kết bền vững đƣợc nhiều hộ gia đình tại các xã nhƣ: Thanh An, Thanh Xƣơng, Thanh Yên áp dụng khi liên kết với doanh nghiệp hay HTX.
Hộp 1. Các doanh nghiệp tổ chức liên kết sản xuất tại Điện Biên Đối với các doanh nghiệp Safe Green: đang áp dụng phƣơng thức kí hợp
đồng với các hộ dân để họ tham gia mô hình sản xuất sau đó các doanh nghiệp này hỗ trợ ngƣời dân bằng cách cho hộ dân vay giống, phân bón và thuốc trừ sâu để sản xuất và “đòi lại” khi các hộ dân thu hoạch lúa . “Khi các hộ dân đƣợc thu hoạch, doanh nghiệp sẽ vào cân thóc để thu lại số tiền thóc giống, phân bón và thuốc BVTV đã cung cấp cho ngƣời dân hồi đầu vụ (giá thóc sẽ đƣợc trả cao hơn 1,2 giá so với thị trƣờng)” (Nữ, Giám đốc doanh nghiệp). Tuy vậy, doanh nghiệp này liên kết với diện tích nhỏ, khoảng 10-15 ha/vụ và có thiên hƣớng kinh doanh là chính.
Đối với HTX dịch vụ tổng hợp Thanh Yên, đây cũng là một đơn vị hoạt
động nhƣ một doanh nghiệp. Đơn vị này kí hợp đồng sản xuất với các hộ dân tùy vào quy mô dự án hoặc nhu cầu của HTX. Đơn vị này sẽ cung cấp đầu vào sản xuất, tức là bán các vật tƣ nông nghiệp từ giống, phân bón và thuốc BVTV cho ngƣời dân và đồng thời thu mua với giá cao hơn thị trƣờng 1 – 2 giá đối với các hộ dân tham gia thực hiện chuỗi. Các hộ dân sẽ có trách nhiệm áp dụng theo quy trình kĩ thuật của HTX đề ra. Điều này giúp HTX chủ động đƣợc nguồn cung cấp an toàn và chủ động đƣợc kế hoạch phát triển thị trƣờng. Hiện tại kho chứa của HTX mỗi vụ thu mua khoảng 250 – 300 tấn thóc, lò sấy và hệ thống xƣởng chế biến đảm bảo công suất để chế biến ra gạo thành phẩm cung cấp ra thị trƣờng.
64
Đối với doanh nghiệp Trƣờng Hƣơng: Cách làm và triển khai có nhiều
điểm chung với HTX Thanh Yên là đều liên kết với ngƣời dân sau đó thu mua với giá cao hơn ngoài thị trƣờng, đồng thời doanh nghiệp này chủ động thuê 9 ha đất để tự sản xuất và tự quản lý, vừa đảm bảo đƣợc nguồn hàng, vừa đảm bảo các hoạt động thử nghiệm nâng cao năng suất. Mặt khác, Trƣờng Hƣơng cũng có hệ thống lò sấy, xƣởng chế biến và kho chứa lớn có thể chứa đƣợc khoảng 300 tấn thóc trong 01 vụ.
Liên kết giữa ngƣời dân và doanh nghiệp đang còn nhiều điểm vƣớng chƣa đƣợc giải quyết: (i) Chƣa có liên kết rõ ràng giữa doanh nghiệp
và ngƣời dân, dẫn tớitình trạng ngƣời dân đƣợc giá là bán, thậm chí giữa doanh nghiệp và ngƣời dân có những thỏa thuận trên giấy tờ và về mặt pháp lý nhƣng cũng không tránh khỏi tình trạng trên. (ii) Chính sách hỗ trợ cho liên kết sản xuất còn thấp quá, theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và Quyết định 25/2015/QĐ-UBND tỉnh Điện Biên ngày 26/11/2015 hiện nay hỗ trợ rất thấp, rất khó để hình thành và phát triển chuỗi giá trị, chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và ngƣời dân (Nam giới, cán bộ Phòng NN&PT NT huyện Điện Biên). Điều này cũng đƣợc các doanh nghiệp phản ánh và đề nghị các cơ quan chức năng hỗ trợ cho hoạt động liên kết sản xuất lúa (gạo) Điện Biên.
Hộp 2: Những khó khăn các doanh nghiệp gặp phải khi liên kết sản xuất lúa (gạo) theo chuỗi giá trị
Doanh nghiệp hiện tại cần chính sách hỗ trợ về vốn, hỗ trợ lãi suất ƣu đãi, nhƣ vậy giá sản phẩm mới giảm; nếu không hỗ trợ thì giá thành sản phẩm sẽ cao hơn. Bây giờ, nhà nƣớc phải hỗ trợ trực tiếp cho nông dân: giống, phân bón và phải có chính sách hỗ trợ trong nhiều vụ, có thể là 4-6 vụ cho những hộ có liên kết với doanh nghiệp. Nhà nƣớc hỗ trợ vậy mới có thể hình thành chuỗi
65
liên kết bền vững, tránh đƣợc tình trạng đƣợc giá là bán, phá vỡ quy tắc, phá vỡ hợp đồng. Hiện nay, vai trò quản lý nhà nƣớc đang mờ nhạt. Đối với kho của tôi, tôi luôn chủ động về sản lƣợng nhập và xuất kho.
Tình trạng nông dân phá vỡ hợp đồng thƣờng xuyên xảy ra, nhiều thời điểm xảy ra tranh chấp giữa doanh nghiệp của tôi với các nhà máy xay xát nhƣng nó chỉ là tranh chấp nhỏ. Chúng tôi biết có những mối quan hệ mình không thể lƣờng trƣớc đƣợc, nhƣ quan hệ gia đình, ví dụ: có anh trai làm máy xát chẳng lẽ không bán thóc cho anh à? Giá gặt đang có có sự chênh lệch giữa gặt tay và gặt máy: Gặt máy 400 nghìn đồng/1000 m2, gặt tay là 1,2 triệu/1000 m2.
Hiện nay, có sự khác biệt giữa các nhà máy xát ở Điện Biên là do chƣa thể chuyên nghiệp hóa ở các khâu, vì không có ai làm, chúng tôi đều phải tự bảo quản, tự xát, tự tiêu thụ. Có 5 đơn vị đƣợc Sở NN&PT NT cấp thì hiện có HTX Thanh Yên và chúng tôi làm đƣợc và hình thành theo chuỗi. Nhƣng còn lại các doanh nghiệp khác làm thƣơng mại là chính, việc làm thƣơng mại thì rất dễ gian lận. Vì ông không phải đầu tƣ sản xuất, ông chỉ làm bao bì, vì vậy tôi cho rằng những đơn vị chỉ làm thƣơng mại thôi sẽ không bao giờ làm chuẩn chỉ cả.
(PVS, doanh nghiệp, 2019)
Nhƣ vậy có thể thấy đƣợc, hiện nay vấn đề liên kết sản xuất tại cánh đồng Mƣờng Thanh vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún. Chỉ có số ít các hộ dân tham gia vào chuỗi liên kết với doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và việc hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lƣợng cao của Điện Biên. Chính vì vậy, cần có những chính sách cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp và ngƣời dân tham gia vào chuỗi giá trị, đồng bộ từ khâu giống, sản xuất cho tới sơ chế, bảo quản và chế biến.