2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.5. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung 1: Điều tra hiện trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gạo (lúa) Điện Biên
Các Phƣơng pháp thực hiện cho nội dung 1:
- Phƣơng pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
+ Nông hộ: điều tra 300 phiếu từ 02 huyện, Thành Phố; tổ chức điều tra ở các xã đƣợc nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý “gạo Điện Biên”: xã Thanh Minh, phƣờng Nam Thanh, phƣờng Thanh Trƣờng, phƣờng Him Lam, phƣờng Noong Bua thuộc thành phố Điện Biên Phủ. Xã Thanh Xƣơng, xã Thanh An, xã Noong Hẹt, xã Sam Mứn, xã Thanh Nƣa, xã Thanh Luông, xã
33
Thanh Hƣng, xã Thanh Chăn, xã Thanh Yên, xã Noong Luông thuộc huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Chúng tôi lựa chọn phƣơng pháp chọn mẫu phân tầng có chủ đích theo địa bàn, tức là chúng tôi lựa chọn 02 huyện nằm trong vùng lòng cháo Điện Biên (cánh đồng Mƣờng Thanh) để thực hiện điều tra, khảo sát; sau đó ở mỗi huyện/thành phố chúng tôi lựa chọn các xã/phƣờng có hoạt động sản xuất lúa phát triển và gắn với chỉ dẫn địa lý. Tiếp đó, ở mỗi xã chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 20 hộ dân để khảo sát để nắm bắt các thông tin về hoạt động sản xuất, nhu cầu trong sản xuất lúa (gạo).
+ Doanh nghiệp: 05 doanh nghiệp đang tham gia vào hoạt động sản xuất, liên kết chuỗi giá trị lúa (gạo) Điện Biên: HTX Dịch vụ Tổng hợp Thanh Yên, Công ty Trƣờng Hƣơng, Công ty Safe Green, Công ty Nông nghiệp Mƣờng Thanh và Công ty nông nghiệp Điện Biên;
+ Cơ sở xay xát: 20 cơ sở xay xát trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên có tham gia vào hoạt động thu mua lúa, kinh doanh và tổ chức xay xát lúa (gạo) tại cánh đồng Mƣờng Thanh.
+ Thƣơng lái: 10 thƣơng lái có tham gia hoạt động thu gom lúa (gạo) trên địa bàn các xã tại huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ;
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
+ Đề tài thực hiện 08 cuộc phỏng vấn sâu đối với các cán bộ quản lý nhà nƣớc cấp tỉnh, huyện và xã để thấy rõ đƣợc các cơ chế, chính sách trong phát triển chuỗi giá trị lúa (gạo) tại Điện Biên hiện nay. Trong đó, 01 cuộc đối với đại diện chi cục quản lý chất lƣợng; 02 cuộc với 02 đơn vị quản lý cấp huyện/thành phố là phòng nông nghiệp và phòng trồng trọt; 05 cuộc phỏng vấn với đại diện 05 xã/phƣờng của huyện Điện Biên: Thanh Yên, Thanh An, Thanh Xƣơng, Thanh Hƣng và Thanh Trƣờng.
34
+ Phỏng vấn 20 ngƣời dân đại diện cho các vùng sản xuất khác nhau để thấy rõ đƣợc thực trạng, nhu cầu và hƣớng phát triển trong thời gian tới.
- Phƣơng pháp kế thừa các tài liệu có sẵn:
+ Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có trƣớc đây liên quan đến nội dung nghiên cứu, dựa trên kết quả thống kê, báo cáo hàng năm của địa phƣơng và các cơ quan chức năng có liên quan.
- Phƣơng pháp thảo luận nhóm:
+ Tổ chức 15 cuộc thảo luận nhóm/tọa đàm với các đơn vị quản lý cấp xã (lãnh đạo xã, cán bộ khuyến nông xã, phụ trách khuyến nông các bản), thông qua đó thu đƣợc các những nhận định, đánh giá của các chuyên gia có chuyên môn sâu, và các kiến thức hiểu biết về phát triển lúa (gạo) tại Điện Biên.
+ Tổ chức 01 cuộc hội thảo: Hội thảo cung cấp các góp ý của các chuyên gia, những cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có kinh nghiệm trong sản xuất và phát triển chuỗi giá trị lúa (gạo) Điện Biên.
Nội dung 2: Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm gạo (lúa) Điện Biên
Trong nội dung này, các phƣơng pháp phân tích chuỗi của Porter và phƣơng pháp chuyên gia sẽ đƣợc sử dụng để có những đánh giá chính xác khách quan. Trong chuỗi giá trị của Michael Porter bao gồm 05 hoạt động:
(1) Tiếp nhận và lƣu kho nguyên vật liệu thô và phân phối chúng đến các nhà máy sản xuất theo yêu cầu; (2) Tiến trình biến đổi các yếu tố đầu vào thành sản phẩm và dịch vụ cuối cùng; (3) Lƣu kho và phân phối các thành phẩm (sản phẩm sau thu hoạch, chế biến); (4) Xác định rõ nhu cầu khách hàng và bán hàng nhằm bán sản phẩm/dịch vụ; (5) Hỗ trợ khách hàng nhằm bán sản phẩm/dịch vụ.
35
Năm hoạt động này của M.Porter dựa trên 04 yếu tố:
(1) Cấu trúc tổ chức, hệ thống kiểm soát, văn hóa doanh nghiệp,...
(2) Tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp, kiểm soát và khen thƣởng nhân viên.
(3) Công nghệ hỗ trợ cho các hoạt động tạo ra giá trị cho sản phẩm/dịch vụ;
(4) Mua tậu các yếu tố đầu vào nhƣ nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và các yếu tố hỗ trợ khác.
Lợi nhuận hay lợi nhuận biên (margin) của một doanh nghiệp phụ thuộc vào tính hiệu quả của các hoạt động biến đổi và khách hàng s n sàng mua ở mức giá cao hơn chi phí hoạt động trong chuỗi giá trị của nó. Nhờ những hoạt động này, một doanh nghiệp đã tạo cho mình một cơ hội kiếm đƣợc lợi nhuận từ việc tạo ra giá trị vƣợt trội. Một lợi thế cạnh tranh có thể đƣợc thực hiện bằng việc thiết kế lại chuỗi giá trị nhằm tạo ra một chi phí thấp hay khác biệt hóa tốt hơn. Nhƣ vậy chuỗi giá trị là một công cụ phân tích hữu hiệu giúp xác định những khả năng cốt lõi của một doanh nghiệp và các hoạt động trong đó có thể giúp một doanh nghiệp theo đuổi một lợi thế cạnh tranh nhƣ sau:
Lợi thế về chi phí: bằng việc nắm bắt rất rõ các loại chi phí và cắt giảm chúng trong các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng.
Khác biệt hóa: bằng việc tập trung vào các hoạt động có liên quan đến khả năng cốt lõi và thực hiện chúng nổi trội hơn đối thủ cạnh tranh.
Mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter trở thành cơ sở quan trọng trong nghiên cứu và triển khai chiến lƣợc phát triển sản phẩm gạo (lúa) mang chỉ dẫn địa lý Điện Biên.
Nội dung 3: Xác định giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất lúa, gạo Điện Biên theo chuỗi giá trị.
36
Phƣơng pháp sử dụng trong nội dung 3: Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và phƣơng pháp bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng của Phạm Chí Thành 1988 để đƣa ra các giải pháp về kỹ thuật nhằm nâng chất lƣợng và giá trị cho sản phẩm gạo Điện Biên.
Đối với nhóm giải pháp về kỹ thuật tiến hành thử nghiệm một số kỹ thuật nhƣ phù hợp với sản xuất tại Điện Biên nhƣ: mật độ gieo, phân bón
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa mang chỉ dẫn địa lý tại Điện Biên
- Thí nghiệm gồm 5 công thức 3 lần nhắc lại, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20 m2(5m x 4m)
+ Công thức 1: 70 kg/ha (đối chứng) + Công thức 2: 80 kg/ha
+ Công thức 3: 90 kg/ha + Công thức 4: 100 kg/ha + Công thức 5: 110 kg/ha
- Giống thí nghiệm: Bắc Thơm số 7 và IR64
- Lƣợng phân bón/ha: 10 tấn phân chuồng hoai + 500 kg superlan + 200 kg đạm ure + 150 kg kaliclorua
- Phƣơng pháp bón:
Bón lót: 10 tấn p/c + 500 kg supper lân Văn Điển + 80 kg đạm Ure + 45 kg Kaliclorua
Thúc lần 1: 100 kg đạm Ure + 60 kg Kaliclorua Thúc lần 2: 20 kg đạm Ure + 45kg Kaliclorua
37
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mức bón kali khác nhau đến chất lượng giống lúa mang chỉ dẫn địa lý tại Điện Biên
Thí nghiệm gồm 4 công thức 3 lần nhắc lại, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20 m2(5m x 4m)
+ Công thức 1: 30 kg k2O/ha
+ Công thức 2 (Đối chứng): 60 kg K2O /ha + Công thức 3: 90 kg K2O /ha
+ Công thức 4: 120 kg K2O /ha
Bảng 2.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm phân kali
CT1 CT2 CT3 CT4 Bón lót 10 tấn p/c + 500 kg supper lân + 80 kg đạm Ure + 15kg Kaliclorua 10 tấn p/c + 500 kg supper lân + 80 kg đạm Ure + 30kg Kaliclorua 10 tấn p/c + 500 kg supper lân + 80 kg đạm Ure + 45kg Kaliclorua 10 tấn p/c + 500kg supper lân + 80 kg đạm Ure + 60kg Kaliclorua Bón Thúc 1 100kg đạm Ure + 20kg Kaliclorua 100kg đạm Ure + 40kg Kaliclorua 100kg đạm Ure + 60kg Kaliclorua 100kg đạm Ure + 80kg Kaliclorua Bón Thúc 2 20 kg đạm Ure + 15kg Kaliclorua 20 kg đạm Ure + 30kg Kaliclorua 20 kg đạm Ure + 45kg Kaliclorua 20 kg đạm Ure + 60kg Kaliclorua
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của mức phân chuồng khác nhau đến năng suất và chất lượng giống lúa mang chỉ dẫn địa lý tại Điện Biên.
Thí nghiệm gồm 5 công thức 3 lần nhắc lại, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20 m2(5m x 4m)
Lƣợng phân hóa học bón cho các công thức là nhƣ nhau: 200kg Ure + 500 kg Supe lân + 150 kg kaliclorua/ha)
38 + Công thức 2: 5 tấn/ha + Công thức 3: 10 tấn/ha + Công thức 4: 15 tấn/ha
- Phƣơng pháp bón cụ thể cho các thí nghiệm nhƣ sau:
Bảng 2.2. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm phân chuồng
CT1 CT2 CT3 CT4 Bón lót 0 tấn phân chuồng + 500 kg supper lân + 80 kg đạm Ure + 45kg Kaliclorua 5 tấn p/c + 500 kg supper lân + 80 kg đạm Ure + 45kg Kaliclorua 10 tấn p/c + 00 kg supper lân + 80 kg đạm Ure + 0,45kg Kaliclorua 15 tấn p/c + 500 kg supper lân + 800kg đạm Ure + 45kg Kaliclorua Bón Thúc 1 100kg đạm Ure + 60 kg Kaliclorua 100kg đạm Ure + 60 kg Kaliclorua 100kg đạm Ure + 60 kg Kaliclorua 100kg đạm Ure + 60 kg Kaliclorua Bón Thúc 2 20 kg đạm Ure + 45kg Kaliclorua 20 kg đạm Ure + 45kg Kaliclorua 20 kg đạm Ure + 45kg Kaliclorua 20 kg đạm Ure + 45kg Kaliclorua
Nội dung 4: Xây dựng mô hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gạo (lúa) theo chuỗi giá trị.
- Mô hình sản sản xuất các giống lúa đảm bảo lúa thuần đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất. Quy mô: 2 ha với 2 giống lúa mang chỉ dẫn địa lý tại Điên Biên (BT7, IR64). Đây là mô hình đảm bảo có thể cung cấp đƣợc nguồn giống cho sản xuất tại địa phƣơng.
Quy trình ứng dụng trong mô hình nhân giống tại Phụ lục 2
- Xây dựng giải pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lƣợng giống cho sản phẩm gạo (lúa) mang chỉ dẫn địa lý tại Điên Biên.
- Sử dụng phƣơng pháp xây dựng mô hình: Lựa chọn hộ tham gia xây dựng mô hình theo phƣơng pháp tự nguyện. Các biện pháp, kỹ thuật đƣợc áp
39
dụng dựa trên cơ sở điều tra, kế thừa và áp dụng kết quả trong nghiên cứu để tập huấn cho ngƣời dân tham gia mô hình.
- Để mô hình phù hợp với địa phƣơng, với hộ nông dân phƣơng pháp thực hiện các mô hình đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Chọn hộ thực hiện
Bƣớc 2: Khảo sát điều kiện sản xuất, năng lực thực hiện các hộ đã lựa chọn Bƣớc 3: Thiết kế mô hình
Bƣớc 4: Tập huấn và hỗ trợ Bƣớc 5: Thực hiện mô hình Bƣớc 6: Đánh giá tổng kết
Quy trình ứng dụng trong mô hình thâm canh cho tại Phụ lục 2
- Phƣơng pháp hội thảo khoa học: tiến hành hội thảo tại đồng ruộng, hội trƣờng với 01 cuộc hội thảo chính: Hội thảo đầu bờ, giải pháp phát triển chuỗi giá trị và các giải pháp nhằm quảng bá sản phẩm gạo (lúa) mang chỉ dẫn địa lý Điện Biên.
- Xây dựng mô hình tiêu thụ sản phẩm tại Hà Nội và Điện Biên.
Nội dung 5: Đào tạo, tập huấn
- Phƣơng pháp khuyến nông trong tập huấn, đào tạo nông dân
- Phƣơng pháp đào tạo lý thuyết kết hợp với thực tiễn trong sản xuất để ứng dụng và đem lại hiệu quả cao.
40
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI