PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu BCTH_GAO_20.1.2020_025029 (Trang 38 - 39)

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

2.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Phạm vi về đối tƣợng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu 02 giống lúa BT7 và IR64 đƣợc Cục Sở hữu trí tuệ công nhận chỉ dẫn địa lý. Sở dĩ nhóm nghiên cứu lựa chọn 02 đối tƣợng này là vì đây là hai giống lúa đặc sản tạo lên thƣơng hiệu “gạo tám Điện Biên” đƣợc ngƣời tiêu dùng trong và ngoài tỉnh Điện Biên ƣa chuộng và đánh giá là loại gạo ngon, dẻo và thơm. Tuy vậy, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy hiện nay sản phẩm “gạo Điện Biên” vẫn chƣa bảo hộ đƣợc thƣơng hiệu, hiện vẫn có nhiều sản phẩm gạo Điện Biên đƣợc bày bán tại nhiều thị trƣờng khác nhau nhƣng không có bao bì, nhãn mác và đặc điểm nhận dạng rõ ràng. Chính vì vậy, nhóm quyết định lựa chọn hai loại giống này để nghiên cứu, đánh giá thực trạng sản xuất và chuỗi tiêu thụ sản phẩm hiện nay ra sao để từ đó có những giải pháp phù hợp để phát triển.

- Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện trong 30 tháng: từ tháng 06/2017 – 12/2019. Sở dĩ đề tài thực hiện trong 03 năm là muốn thấy rõ đƣợc những chuyển biến về thực trạng sản xuất và chuỗi giá trị lúa (gạo) tại địa bàn nghiên cứu;

31

- Phạm vi về không gian: Đề tài lựa chọn cánh đồng Mƣờng Thanh để triển khai thực hiện, đây cũng là địa bàn có các xã nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý sản phẩm gạo (lúa) Điện Biên đƣợc Cục sở hữu trí tuệ công nhận vào năm 2014. Trong đó cụ thể là các xã/phƣờng: xã Thanh Minh, phƣờng Nam Thanh, phƣờng Thanh Trƣờng, phƣờng Him Lam, phƣờng Noong Bua thuộc thành phố Điện Biên Phủ. Xã Thanh Xƣơng, xã Thanh An, xã Noong Hẹt, xã Sam Mứn, xã Thanh Nƣa, xã Thanh Luông, xã Thanh Hƣng, xã Thanh Chăn, xã Thanh Yên, xã Noong Luống thuộc huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Một phần của tài liệu BCTH_GAO_20.1.2020_025029 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)