Sử dụng giống

Một phần của tài liệu BCTH_GAO_20.1.2020_025029 (Trang 62 - 68)

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

3.2.1.2. Sử dụng giống

Kết quả nghiên cứu (2017) cho thấy, hiện nay tại cánh đồng Mƣờng Thanh đang sử dụng nhiều loại giống để canh tác. Trong đó, giống BT7 vẫn đƣợc ngƣời dân sử dụng nhiều nhất với 93% số ngƣời đƣợc hỏi, tiếp đến là lúa nếp 19,5%, IR64 là 15,6%. Riêng đối với giống IR64 tới năm 2018, tỷ lệ ngƣời dân trồng chỉ còn khoảng 3-4% diện tích toàn lòng chảo và có xu hƣớng giảm tiếp ở những năm tiếp theo. Các giống lúa Đòn gánh, Séng Cù là những giống lúa mới đƣợc áp dụng dù cho năng suất cao nhƣng hiện nay tính phổ biến vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân bởi độ dẻo và thơm của hạt gạo kém hơn BT7. Ngoài ra, trên địa bàn nhiều hộ dân canh tác và gieo trồng giống lúa Hƣơng Việt 3 của doanh nghiệp Trƣờng Hƣơng, đây là giống lúa cho năng suất và chất lƣợng tốt, tuy vậy, giống lúa này có đặc điểm khi xay xát cần phải có máy xát chuyên dụng, dùng máy xát thông thƣờng hạt gạo thƣờng bị nát, gãy. Ngoài ra, còn một số giống khác đang đƣợc sử dụng nhƣ: Hƣơng Thơm Hải Dƣơng (HDT10), Đông An, ADI 128, ADI 168,… Giống ADI 168 chất lƣợng hơn giống ADI128.

Biểu 3.3: Các loại giống đƣợc sử dụng trong các hộ gia đình tại cánh đồng Mƣờng Thanh Năm 2017 Nhóm nghiên cứu, 2017 ,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 100,00% 0 50 100 150 200 250 Bắc Thơm 7 IR64 Séng Cù Đòn gánh Nếp N %

55

Cơ cấu giống lúa có biến động mạnh qua từng năm.

Kết quả phỏng vấn sâu ngƣời dân và cán bộ phụ trách chuyên môn tại các xã trong vùng lòng chảo cho thấy, lúa BT7 có chiều hƣớng giảm dần theo từng năm, từ chiếm khoảng 80% diện tích gieo cấy năm 2017 xuống còn khoảng 50-60% năm 2018 và giảm hẳn còn gần 30% trong cả vụ Đông xuân và vụ mùa năm 2019. Bên cạnh đó, có thể thấy sự gia tăng về diện tích của giống lúa Séng cù, luôn chiếm khoảng 40-50% diện tích gieo trồng lúa vùng lòng chảo, có thời điểm lên tới 70-80%. Nguyên nhân của sự gia tăng diện tích trồng Séng Cù là do giá Séng Cù tăng cao vào cuối năm 2018, đó cũng là thời điểm khan hiếm thóc Séng Cù, vì vậy, giá luôn dao động trong khoảng 14-15 nghìn đồng/kg, cao hơn nhiều so với BT7 và các giống khác. Chính vì vậy, ngƣời dân đẩy mạnh việc gieo trồng giống này mà không theo khuyến cáo của cán bộ khuyến nông các xã.

“BT7 hiện nay đang giảm, Séng Cù đang chiếm tỷ lệ rất cao, Riêng xã Thanh Xƣơng đạt khoảng 90%, còn toàn long chảo đạt khoảng 50% là Séng Cù, Còn khoảng 30% là BT7, còn lại 10% của các giống khác: Đài thơm, Hana, Đòn gãy. Hiện nay Đòn gánh gẫy vụ mùa đạt 50-60%. Riêng vụ Đông xuân là Séng Cù là chủ đạo. Còn Đòn gãy vụ mùa đạt khoảng 50%. Còn lại khoảng 30%” (Nam giới, phòng NN&PTNT huyện Điện Biên, 2019)

Ngoài sự gia tăng của giống Séng Cù, một số giống mới cũng đƣợc ngƣời dân trồng nhiều nhƣ: Hana, các giống của ADI, Hƣơng thơm, Hƣơng Việt, Đông An,…nguyên nhân do những giống này có khả năng kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất cao và giá bán cũng không kém, thậm chí cao hơn so với giống BT7. Tâm lý của ngƣời dân là chạy theo lợi nhuận và thực tế, giống nào hiệu quả cao họ sẽ trồng. Chính việc gieo trồng tự phát của ngƣời dân làm cho việc kiểm soát giống trên địa bàn cánh đồng Mƣờng Thanh đang gặp nhiều khó khăn. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc hình thành các vùng sản

56

xuất lúa hàng hóa, chất lƣợng gạo giảm sút và gia tăng mức độ lẫn tạp và các loại sâu bệnh hại trên lúa.

Biểu 3.4: Cơ cấu giống trên cánh đồng Mƣờng Thanh

Nhóm nghiên cứu cứu, 2019

Chất lƣợng lúa giảm và sự gia tăng của cây lúa “ma”.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra, hiện nay chất lƣợng lúa tại cánh đồng Mƣờng Thanh đã giảm hơn so với trƣớc, dù sản lƣợng và năng suất vẫn đảm bảo. Cụ thể, theo đánh giá của ngƣời dân hiện nay lúa BT7 không còn thơm và dẻo nhƣ trƣớc nữa. “ngày xƣa khi nấu cơm,chỉ cần mở vung nồi cơm ra là ngửi thấy mùi rất thơm, thậm chí đang nấu cũng ngửi thấy mùi thơm. Độ dẻo ngày xƣa cũng hơn hẳn bây giờ, chính độ dẻo và mùi thơm đã tạo nên thƣơng hiệu của gạo tám Điện Biên’ (Nam giới, 58 tuổi, xã Thanh Yên).

Một kết quả khác khi phân tích chất lƣợng thóc (gạo) thông qua các chỉ số: hàm lƣợng tinh bột, amylose và protein, các chỉ số đều thấp hơn so với yêu cầu trong chỉ dẫn địa lý, điều này có thể lý giải một phần nguyên nhân cho chất lƣợng gạo hiện nay không đƣợc thơm, dẻo nhƣ thời điểm đăng ký chỉ dẫn địa lý. 60 70 50 60 30 20 40 25 25 30 70 80 0% 20% 40% 60% 80% 100% Vụ đông xuân 2017 Vụ mùa 2017 Vụ đông xuân 2018 Vụ mùa 2018 Vụ đông xuân năm 2019 Vụ mùa 2019 Giống lúa khác BT7

57

Bảng 3.5: Kết quả phân tích các chỉ tiêu về chỉ dẫn địa lý các mẫu lúa (gạo) BT7 tại cánh đồng Mƣờng Thanh năm 2019

ST T Chỉ tiêu M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 Chỉ dẫn địa lý 1 H/L Tinh bột 61,3 60,8 61,7 61,0 60,3 62,4 62,5 60,6 76,66- 83,68 2 H/L protein 6,57 6,59 6,57 6,45 6,46 6,33 6,64 6,78 7,32- 9,11 3 H/L Amylose (tính trên hàm lƣợng tinh bột tổng 7,73 6,74 7,32 6,68 7,08 6,74 7,84 7,63 12,28- 14,54

Kết quả nghiên cứu, 2019

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới chất lƣợng lúa giảm đi trong những năm gần đây. Trong đó có thể kể đến bốn nguyên nhân chính sau đây:

(i) Giống lẫn tạp là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới chất lƣợng gạo giảm

tại cánh đồng Mƣờng Thanh. Vì vậy, vấn đề chọn giống là khâu rất quan trọng đối với việc sản xuất lúa (gạo) tại cánh đồng Mƣờng Thanh nói riêng và tỉnh Điện Biên nói chung. Trong những năm qua, ngƣời dân chủ yếu sử dụng nguồn giống từ 2 đơn vị là Trung tâm giống cây trồng của tỉnh và các cửa hàng vật tƣ tại địa bàn các xã/phƣờng với tỷ lệ lần lƣợt là 47,3% và 45,7%, ngoài ra nhiều hộ gia đình cũng sử dụng lúa giống để từ vụ trƣớc để gieo cấy cho các vụ tiếp theo, một phần nhỏ ngƣời dân (9,3%) đƣợc các chƣơng trình/dự án hỗ trợ các loại giống. Chính vì việc sử dụng nhiều địa điểm cung cấp giống nhƣ vậy khiến cho việc kiểm soát chất lƣợng giống đầu vào gặp khó khăn.

58

Bảng 3.6: Nguồn cung cấp giống của ngƣời dân tại vùng nghiên cứu

Nguồn cung cấp giống Số hộ Tỷ lệ (%)

Tự để từ vụ trƣớc 40 15,5

Mua giống từ trung tâm giống cây trồng

122 47,3

Mua từ các cửa hàng vật tƣ 118 45,7

Đƣợc hỗ trợ từ các chƣơng trình /dự án 24 9,3

Nguồn: Kết quả điều tra, 2017

Sở dĩ ngƣời dân tại các xã/phƣờng sử dụng các nguồn cung cấp giống từ Trung tâm giống cây trồng và các cửa hàng vật tƣ là vì đây đều là những đơn vị cung cấp các loại giống mới đƣợc đánh giá và khảo nghiệm từ các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, chính vì vậy chất lƣợng giống đƣợc đảm bảo hơn so với các loại giống mà ngƣời dân để từ vụ trƣớc. Thực tế khảo sát cho thấy có 83,2% số ngƣời cho rằng các giống mới tốt hơn giống tự để, Chỉ có 8% số ngƣời cho rằng giữa 2 hình thức này nhƣ nhau.

Biểu 3.5: Chất lƣợng của giống mới so với các giống tự để

(ii) Nguyên nhân thứ hai, việc sử dụng quá nhiều giống cũng dẫn tới

chất lƣợng lúa giảm. Khi sử dụng giống nhiều sẽ dẫn tới vấn đề lẫn và lai tạp giữa các giống. (iii) Nguyên nhân thứ ba đƣợc ngƣời dân cho rằng là sử dụng

nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa (gạo)

83,2 6,9 8,4 1,5 Tốt hơn Không tốt hơn Như nhau Không biết

59

tại Điện Biên. Theo đó, có 47,1% số ngƣời cho rằng đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới chất lƣợng lúa (gạo) giảm. Nhiều ngƣời dân cho biết, khi canh tác lúa, đặc biệt là BT7, Séng Cù họ phải phun rất nhiều thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong một vụ vì các bệnh khô vằn, bạc lá, đạo ôn diễn ra liên tục và có chiều hƣớng ngày càng phức tạp. Chính vì vậy, buộc họ phải phun nhiều và có các biện pháp phòng trừ sớm hơn để giảm thiểu thiệt hại do các bệnh hại gây ra.(iv) Bên cạnh đó, có 34,1% số ngƣời dân cho rằng do sự biến đổi khí hậu gây ra những hiện tƣợng khô hạn, mƣa

nhiều, nhiều hiện tƣợng thời tiết đặc biệt cũng tạo ra môi trƣờng thích hợp cho sâu bệnh phát triển, lúa mất mùa.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, trên cánh đồng Mƣờng Thanh xuất hiện loại lúa lẫn thƣờng mọc cao hơn so với cây lúa. Ngƣời dân địa phƣơng thƣờng gọi là “lúa ma” vì cây lúa này có nhiều đặc điểm khác thƣờng nhƣ: dễ rụng khi đụng vào, hạt cứng hơn so với hạt gạo bình thƣờng, dù thực hiện nhiều biện pháp để diệt nhƣ phun thuốc, cày ải thì loại lúa này vẫn mọc từ vụ này qua vụ khác. Ngƣời dân chƣa có biện pháp phù hợp để diệt tận gốc giống lúa này. Có nhiều nguyên nhân đƣợc ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng đƣa ra, cụ thể: (i) nhiều loại giống đƣợc cấy trên cùng một không gian; (ii) do ngƣời dân thả vịt; (iii) gieo sạ.

Mật độ gieo cấy đang có sự tăng: Lƣợng giống và mật độ gieo: ngƣời

dân sử dụng 70-80 kg/ha, mật độ quá cao (có nơi lên đến 150 đến trên 200 khóm/m2, cạnh tranh dinh dƣỡng lớn, cây sinh trƣởng kém, ruộng lúa không thông thoáng kéo theo sâu bệnh nhiều. Để giảm thiểu tình trạng trên, trạm khuyến nông huyện/thành phố đã đã phối hợp với cán bộ cấp xã để triển khai nhiều mô hình, dự án thử nghiệm các phƣơng pháp gieo cấy tiên tiến khác nhằm nâng cao năng suất và giảm sâu bệnh cho cây lúa. Hiện tại nhiều địa bàn 02 huyện/thành phố đã xây dựng thành công các mô hình nhƣ: xạ hàng

60

theo hiệu ứng hàng biên, xạ hàng đều, máy cấy tay đạt hiệu quả cao, giảm lƣợng giống, giảm phân bón vô cơ, giảm lƣợng thuốc BVTV, sử lý lúa lẫn hiệu quả nhƣng kết quả nhân rộng vẫn ở mức độ thấp (Trạm Khuyến Nông huyện Điện Biên, 2019).

Một phần của tài liệu BCTH_GAO_20.1.2020_025029 (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)