2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
3.1.4. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA (GẠO) TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN
Điện Biên là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc sản vùng trong đó cây lúa là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh Điện Biên với một số sản phẩm gạo Bắc Thơm số 7, IR64, Séng Cù… Diện tích lúa ruộng cả năm 2019 ƣớc đạt 28.904 ha (sản lƣợng ƣớc đạt 156 ngàn tấn). Gạo Điện Biên đã có thƣơng hiệu khá nổi tiếng trên thị trƣờng, giá trị và chất lƣợng thơm ngon đƣợc ngƣời tiêu dùng lựa chọn tập trung chính tại vùng lòng chảo Mƣờng Thanh với diện tích 4.300 ha. Đã xây dựng đƣợc chỉ dẫn địa lý "Điện Biên" đối với có sản phẩm gạo Bắc thơm số 7 và IR64, nhãn hiệu tập thể với sản phẩm Nếp tan ruộng Na Son huyện Điện Biên Đông. Đã hình thành một số chuỗi liên kết cung ứng sản phẩm Gạo an toàn.
Tuy nhiên hiện nay sản xuất và xuất khẩu sản phẩm Gạo Điện Biên vẫn còn những hạn chế, khó khăn tồn tại nhất định nhƣ:
- Vùng sản xuất manh mún, nhỏ, lẻ, việc tập trung thửa quy mô lớn hơn để thuận tiện trong việc thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học về sản xuất, cơ giới hóa đồng ruộng còn hạn chế.
- Hiện tƣợng lúa lẫn tạp khá phổ biến dẫn đến ảnh hƣởng đến năng suất chất lƣợng đối với sản phẩm gạo chất lƣợng; quy trình kỹ thuật sử dụng nhiều phân vô cơ, ít sử dụng phân hữu cơ, sử dụng nhiều thuốc BVTV chƣa tuân thủ chặt chẽ quy trình dẫn đến đất canh tác có nguy cơ thoái hóa, phẩm chất gạo giảm; phục tráng giống chƣa thực hiện bài bản có hệ thống ngay tại vùng sản xuất (hầu hết giống sản xuất tại nơi khác về chƣa tận dụng đƣợc lợi thế về khí hậu, thổ nhƣỡng tại Điện Biên);
- Phẩm cấp gạo suy giảm, sức cạnh lớn với nhiều sản phẩm gạo đặc sản khác tranh thấp, giá trị không nâng lên sau nhiều năm, thƣơng hiệu gạo chất
49
lƣợng cao Điên Biên đang ngày càng bị mai một (do các thƣơng nhân pha trộn hoặc tự lấy thƣơng hiệu gạo Điện Biên - chủ yếu ở các cơ sở kinh doanh nhỏ).
- Áp dụng sản xuất, kinh doanh theo các tiêu chuẩn VietGap, Hữu cơ, HACCP còn hạn chế do đó sự đảm bảo về số lƣợng, chất lƣợng đồng bộ chƣa đảm bảo.
- Định hƣớng sản xuất lúa bền vững (tập trung liên kết sản xuất lúa gạo hữu cơ để nâng phẩm cấp gạo, cải tạo đất, môi trƣờng sinh thái gắn với du lịch) theo từng giai đoạn đƣợc chƣa đƣợc cấp chính quyền địa phƣơng quan tâm đúng mức, chƣa có nguồn lực giành riêng cho sản xuất lúa bền vững hàng năm. Quy mô liên kết chuỗi cung ứng còn nhỏ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thị trƣờng do việc thông tin tuyên truyền, vận động, doanh nghiệp, HTX nông dân tham gia sản xuất theo chuỗi còn hạn chế, tiềm lực doanh nghiệp, HTX còn hạn chế, nhiều cơ quan chuyên môn, đặc biệt là chính quyền cấp huyện, xã vào cuộc chƣa quyết liệt; tổ chức đại diện cho nông dân (HTX, THT), phần lớn không đủ năng lực vận động, tập hợp nông dân, đại diện cho nông dân ký kết hợp đồng tham gia liên kết, sản xuất theo chuỗi, nên việc hình thành vùng chuyên canh, mở rộng diện tích liên kết sản xuất theo chuỗi trong thời gian qua còn chậm và gặp rất nhiều khó khăn;
- Chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia liên kết, sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, dồn điền đổi thửa mới đƣợc ban hành nên chƣa đánh giá hiệu quả thực sự, cần có thời gian để đánh giá, kiểm chứng.
- Xúc tiến quảng bá xây dựng kênh tiêu thụ lâu dài bền vững còn gặp nhiều khó khăn, chƣa thực sự bài bản và có hệ thống. Nguyên nhân chủ yếu có nội tại các doanh nghiệp, HTX sản xuất gạo Điện Biên tiềm lực, kinh nghiệm còn nhỏ và thiếu; một số cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn chƣa thực sự quan tâm, vào cuộc đồng hành cùng doanh nghiệp, htx.
50
Xuất phát từ những khó khăn, hạn chế tồn tại đó trong những năm qua trong các chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh và trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020 định hƣớng 2025 thì tỉnh Điện Biên luôn xác định tập trung sản xuất lúa gạo chất lƣợng cao theo hƣớng hàng hóa đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và xuất ra ngoài tỉnh tập trung vào một số tỉnh nhƣ Sơn La, Thái Nguyên, Hà Nội, Quảng Ninh, có thể hƣớng đến xuất khẩu nƣớc ngoài khi có đủ điều kiện là nhiệm vụ trong tâm xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo sản xuất nông nghiệp