Sơ chế, chế biến và thƣơng mại

Một phần của tài liệu BCTH_GAO_20.1.2020_025029 (Trang 98 - 101)

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

3.3.1.4. Sơ chế, chế biến và thƣơng mại

Hệ thống nhà máy xay xát và công ty/HTX là 02 tác nhân tham gia vào cả hai chức năng là chế biến và thƣơng mại sản phẩm. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, 03 đơn vị đang thực hiện phát triển mô vừa liên kết sản xuất, vừa chế biến và tiêu thụ luôn sản phẩm mình làm ra: Công ty Trƣờng Hƣơng, HTX Dịch vụ Tổng hợp Thanh Yên và công ty Safe Green. Năm 2018, Công ty Trƣờng Hƣơng dự trữ khoảng 800 tấn lúa (chiếm 2,3%), đồng nghĩa với việc phân phối khoảng 528 tấn gạo. Trong đó, có 105,6 tấn gạo BT7 (chiếm 20%) cung cấp chủ yếu cho các nhà thầu xây dựng trên địa bàn tỉnh, Trung đoàn Cảnh sát cơ động và một số đơn vị khác. 422,4 tấn gạo còn lại chủ yếu là Hƣơng Việt 3, sản phẩm gạo chất lƣợng cao đƣợc đơn vị trực tiếp phát triển và phân phối tại Điện Biên, giống gạo này mang lại thƣơng hiệu và sự khác biệt của Trƣờng Hƣơng so với các đơn vị khác trên địa bàn tỉnh. Tƣơng tự, HTX Thanh yên, một đơn vị thực hiện triển khai phát triển lúa gạo Điện Biên theo chuỗi liên kết tƣơng đối bài bản tại cánh đồng Mƣờng Thanh cũng chỉ phân phối khoảng 1,7% sản lƣợng gạo toàn tỉnh. Công ty Safe green thậm chí còn thấp hơn chỉ với 0,3%.

91

Bên cạnh đó có thể thấy, các đơn vị sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm có đƣợc lợi nhuận khá lớn. Thông thƣờng, 1 vụ các nhà máy xay xát thu mua từ các nông hộ với khoảng hơn 20 nghìn tấn thóc/năm. Tác nhân này mua vào giá 7-8 nghìn đồng/kg thóc, bán ra khoảng 14-15 nghìn đồng/kg, lợi nhuận thu đƣợc khá cao. Còn đối với các doanh nghiệp khi phát triển thƣơng hiệu, họ có thể bán với giá 22 – 30 nghìn đồng/kg. Ví dụ HTX Thanh Yên đang bán: 22.000 đồng/kg gạo BT7, hay Công ty Trƣờng Hƣơng bán 30 nghìn đồng/kg gạo Hƣơng Việt 3.

Bảng 3.14: Phân phối và tiêu thụ lúa gạo ở một số DN và cơ sở say xát (tấn) Thóc Gạo BT7 Giống khác 1 Doanh nghiệp Trƣờng Hƣơng 800,0 528,0 105,6 422,4 2 HTX Thanh Yên 600,0 396,0 316,8 79,2 3 Công ty Safe Green 97,0 64,0 100,0 - 4 Nhà máy xay xát 33.203,0 21.914,0 17.531,2 4.382,8

Tổng 34.700,0 22.902,0 18.053,6 4.884,4

Nguồn: Nhóm nghiên cứu, 2018

Mặt khác, trong khi các doanh nghiệp đi tiên phong trong phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Điện Biên theo mô hình liên kết cả đầu vào lẫn đầu ra chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tiêu thụ lúa, gạo Điện Biên thì hệ thống hàng trăm nhà máy xay xát tại Điện Biên lại phân phối phần lớn lƣợng lúa gạo tại cánh đồng Mƣờng Thanh. Năm 2018, tổng lƣợng gạo tại cánh đồng Mƣờng Thanh hệ thống này phân phối và tiêu thụ khoảng 21,9 nghìn tấn gạo (chiếm 95,7%). Việc phát triển ở khâu thƣơng mại sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận cho hệ thống các nhà máy xay xát. Đồng thời, nó cũng đảm bảo đầu ra ổn định và phân phối rộng khắp cho lúa gạo Điện Biên. Tuy vậy, việc này cũng đem lại nhiều rủi ro trong việc đảm bảo chất lƣợng của gạo Điện Biên, khi mà khó tránh khỏi tình trạng trộn các loại gạo với nhau tại các cơ sở chế biến này. Trƣớc khi xuất bán

92

cho các thƣơng lái hoặc xuất bán sang các địa bàn tỉnh, vùng) khác nhằm thu lợi nhuận. Điều đó sẽ làm giảm giá trị thƣơng hiệu “gạo Điện Biên”.

Các công ty/HTX thị trƣờng phân phối lúa gạo chính của họ là ngoại tỉnh với 90,2% lƣợng sản phẩm gạo, còn lại 9,8% là phân phối cho các cửa hàng bán sỉ/lẻ trong tỉnh. Đối với các nhà máy xay xát, thị trƣờng của tác nhân này đồng đều hơn khi họ phân phối 32% cho khách hàng ngoài tỉnh, 28% trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng trong tỉnh, 40% cho các cửa hàng sỉ/lẻ trong tỉnh và 2% cho công ty/HTX.

Tác nhân còn lại trong khâu này là các cửa hàng bản sỉ/lẻ trong tỉnh, tác nhân này có vai trò quan trọng trong việc phân phối sản phẩm tới ngƣời tiêu dùng, theo đó sản phẩm của họ phân phối 72,3% tới ngƣời tiêu dùng trong tỉnh và 27,7% tới các khách hàng ngoại tỉnh.

Bên cạnh đó, để chuỗi giá trị lúa gạo tại cánh đồng Mƣờng Thanh hoạt động hiệu quả, không thể thiếu sự tham gia của hệ thống các Viện Nghiên cứu, trƣờng Đại học, trung tâm khuyến nông và các công ty trong việc chuyển giao công nghệ và khoa học kỹ thuật, cụ thể, nhiều doanh nghiệp nhƣ Trƣờng Hƣơng đã hợp tác với Học viện Nông nghiệp, Viện di truyền Việt Nam để tạo ra giống lúa Hƣơng Việt 3, HTX Thanh Yên hợp tác với Công ty giống ADI để khảo nghiệm giống Hana, và phối hợp với khuyến nông để tiếp tục phát triển giống lúa BT7. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của Viện, trƣờng, trung tâm khuyến nông và các công ty giống/vật tƣ nông nghiệp.

Ngoài ra, không thể thiếu sự tham gia của chính quyền địa phƣơng, các cơ quan chuyên môn của tỉnh trong việc tham mƣu, áp dụng các chính sách ƣu tiên phát triển chuỗi giá trị, cánh đồng mẫu lớn nhƣ Quyết định 25/2015/QĐ-UBND; Quyết định 45/2018/QĐ-UBND. Hay việc các cơ quan nhƣ Khuyến nông, Sở nông nghiệp tham gia trực tiếp vào việc chuyển giao

93

công nghệ, hỗ trợ bằng cách tập huấn các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

Các ngân hàng cũng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ vốn đầu tƣ cho các doanh nghiệp/HTX mở rộng sản xuất, phát triển và bảo hộ thƣơng hiệu.

Một phần của tài liệu BCTH_GAO_20.1.2020_025029 (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)