Ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất

Một phần của tài liệu BCTH_GAO_20.1.2020_025029 (Trang 73 - 77)

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

3.2.1.5. Ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất

Khâu làm đất

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong khâu làm đất, ngƣời dân tại cánh đồng Mƣờng Thanh áp dụng nhiều phƣơng pháp canh tác, trong đó có hơn 40,8% số

66

hộ gia đình sử dụng hoàn toàn cơ giới hóa (máy phay, máy cày) vào sản xuất. Còn lại 54,6% số hộ gia đình có sử dụng kết hợp cả 2 phƣơng pháp là áp dụng cơ giới hóa và sử dụng các dụng cụ cơ giới thô sơ (cày, cuốc, bừa) vào sản xuất. Theo lý giải của nhiều hộ dân, lý do họ sử dụng cả 2 phƣơng pháp là vì tùy vào từng loại đất và khu ruộng, có khu đất đẹp sẽ sử dụng cơ giới hóa vào canh tác, còn khu đất xấu (thụt, nhiều nƣớc, sâu) sẽ sử dụng cuốc và cày, bừa bằng trâu, bò. Ngoài ra, nhiều hộ gia đình sử dụng các phƣơng tiện thô sơ vào sản xuất cũng vì mục đích giảm chi phí trong sản xuất lúa (gạo).

Khâu tƣới tiêu

Tƣơng tự, trong khâu tƣới tiêu cũng đƣợc ngƣời dân tại cánh đồng Mƣờng Thanh ứng dụng. Dữ liệu khảo sát cho thấy, hệ thống kênh mƣơng tại cánh đồng Mƣờng Thanh chủ yếu đã đƣợc xây dựng nên việc tƣới tiêu đƣợc ngƣời dân chủ động, đảm bảo lƣợng nƣớc tƣới đủ cho canh tác. Theo đó, có 70,5% số hộ dân cho rằng, họ dẫn nƣớc qua các kênh đã đƣợc xây dựng kiên cố, 28,7% số ngƣời vẫn dẫn nƣớc qua kênh chƣa xây dựng, chỉ có 0,8% số hộ phải sử dụng máy bơm để bơm nƣớc vào ruộng. Điều này cho thấy, hệ thống thủy lợi tại cánh đồng Mƣờng Thanh rất thuận lợi cho việc canh tác lúa.

Khâu phòng trừ sâu bệnh và ứng dụng cơ cấu mùa vụ

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay việc bảo vệ cho lúa (gạo) sinh trƣởng và phát triển tốt mà không gặp các vấn đề về sâu bệnh đòi hỏi ngƣời sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu về kĩ thuật nghiêm ngặt. Ngoại trừ việc đáp ứng yêu cầu về thời vụ 58,2%, làm đất, thâm canh tăng vụ (13,9%) thì việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nhƣ thế nào cũng là vấn đề quan trọng trong sản xuất. Theo đó, có 82% số ngƣời đƣợc khảo sát cho rằng họ có sử dụng thuốc trừ cỏ trƣớc và trong quá trình sản xuất. Điều này cho thấy, các hộ gia đình tại vùng nghiên cứu sử dụng hài hòa giữa kinh nghiệm sản xuất và

67

ứng dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh giúp cho họ hạn chế tối đa đƣợc sâu bệnh trong quá trình sản xuất.

Ở một khía cạnh khác, ngƣời dân đang phun thuốc trừ sâu ngày càng

nhiều hơn để đảm bảo đƣợc năng suất và tránh mùa màng thất thu. Theo

khảo sát của nhóm nghiên cứu 2019, hiện nay do biến đổi khí hậu, các loại sâu bệnh xuất hiện sớm và ngày càng nhiều, chính vì vậy ngƣời dân phải phun thuốc nhiều hơn, bình thƣờng phun 2-3 lƣợt/vụ nhƣng hiện nay đã phải phun 4-5 lƣợt/vụ, thậm chí lúa BT7 có những vụ đã phải phun 6-7 lƣợt. Kết quả này trùng với thực tế kiểm tra của Trạm Khuyến nông huyện Điện Biên, 2019, cho thấy, hiện nay cơ quan chức năng đã áp dụng nhiều biện pháp tuyên truyền thông qua triển khai các dự án, mô hình thí điểm để nâng cao nhận thức của ngƣời dân về việc phun thuốc BVTV nhƣng chƣa đƣợc các hộ gia đình quan tâm và áp dụng đúng, còn tình trạng lạm dụng thuốc BVTV, số lần phun thuốc quá nhiều, gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng, làm mất cân bằng sinh thái trên đồng ruộng, năng suất của cây lúa, đặc biệt là làm giảm chất lƣợng lúa (gạo), hàm lƣợng Amyloza tăng,hạt gạo cứng và cơm ít thơm hơn, đặc biệt là hạt gạo không đảm bảo đƣợc tiêu chuẩn theo các quy định chung về an toàn của Việt Nam nhƣ VietGAP.

Ứng dụng công nghệ sau thu hoạch

Ứng dụng công nghệ sau thu hoạch là khâu rất quan trọng trong sản xuất lúa. Việc ứng dụng ra sao để vừa đảm bảo tránh thất thoát và giảm đƣợc chi phí sản xuất là yêu cầu đặt ra đối với các hộ gia đình sản xuất lúa tại cánh đồng Mƣờng Thanh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hiện nay việc cơ giới hóa tại cánh đồng Mƣờng Thanh chƣa đƣợc ứng dụng triệt để. Ngƣời dân vẫn sử dụng sức ngƣời để thu hoạch là chính. Theo đó, có 55,1% số hộ gia đình

68

cho biết họ chủ yếu sử dụng sức ngƣời để thu hoạch lúa. Nguyên nhân đƣợc cho là các mảnh ruộng nhỏ nên việc gọi máy gặp khó khăn và chi phí đắt.

Bên cạnh đó cũng có 29,1% số ngƣời khi gặt về rồi vẫn sử dụng máy tuốt mô tơ để tuốt. Nhiều hộ dân trao đổi, sở dĩ họ sử dụng máy tuốt mô tơ là vì tiết kiệm đƣợc chi phí, đồng thời vẫn sử đụng đƣợc rơm để cho trâu ăn. Chỉ có 15,7% số ngƣời dân ứng dụng triệt để cơ giới hóa vào khâu sau thu hoạch khi họ sử dụng máy gặt liên hợp vào quá trình thu hoạch sản phẩm. Điều này cho thấy, vấn đề giảm chi phí sản xuất kết hợp với thửa ruộng nhỏ đang gây khó khăn cho ngƣời dân trọng việc sản xuất lúa.

Khó khăn trong ứng dụng TBKT vào sản xuất

Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất lúa tại cánh đồng Mƣờng Thanh đang gặp nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất mà nhiều hộ dân gặp phải đó là việc sâu bệnh phát triển nhanh khiến cho việc vận dụng các biện pháp kĩ thuật gặp khó khăn. Hơn nữa, thời tiết có những diễn biến thất thƣờng cũng là khó khăn đƣợc nhiều ngƣời lựa chọn với 40,6%. Một lý do nữa nhiều hộ gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình ngƣời Thái vẫn quen sử dụng với phƣơng pháp sản xuất truyền thống với 47,7% số ngƣời lựa chọn. Ngoài ra, có 29,7% số ngƣời cho rằng chi phí sử dụng các loại máy móc vào sản xuất đắt đỏ cũng là khó khăn đối với nhiều hộ gia đình, đặc biệt là các hộ có diện tích đất sản xuất nhỏ, manh mún.

69

Biểu 3.6: Khó khăn trong việc ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất lúa tại cánh đồng Mƣờng Thanh

Nguồn: Kết quả điều tra, 2017

Nhƣ vậy có thể thấy đƣợc, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất là yếu tố quan trọng để giúp việc sản xuất lúa đƣợc thuận lợi và đảm bảo chất lƣợng và năng suất của cây trồng. Ngƣời dân tại cánh đồng Mƣờng Thanh cũng đã áp dụng nhiều tiến bộ kĩ thuật trong các khâu chọn giống, làm đất, phòng trừ sâu bệnh, tƣới tiêu và trong quá trình thu hoạch. Điều này đã giúp các hộ gia đình đảm bảo năng suất và sản lƣợng lúa hàng năm.

Một phần của tài liệu BCTH_GAO_20.1.2020_025029 (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)