2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
3.2.2. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TRONG PHÁT
lúa (gạo) theo chuỗi giá trị tại Điện Biên
Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 04 năm 2015 về quản lý, sử dụng đất lúa của Chính Phủ xác định việc quản lý sử dụng đất lúa là nhiệm vụ quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững. Theo đó, để hỗ trợ các cá nhân, tổ chức giữ đất, sử dụng đất bền vững, chính sách này hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha/năm đối với các cá nhân/tổ chức đang sở hữu đất chuyên trồng lúa nƣớc và hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất đất lúa nƣơng đƣợc mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa. Nhƣ vậy có thể thấy, chính sách này nhằm mục đích chính để xác định và quản lý các diện tích đất trồng lúa trên địa bàn cả nƣớc, còn mức hỗ trợ không đáng kể, không có nhiều tác động thúc đẩy các sản xuất lúa hàng hóa theo chuỗi giá trị.
UBND tỉnh Điện Biên (2015), ban hành Quyết định số 25/2015/QĐ- UBND ngày 26/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về “chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc nhằm khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Điện Biên”. Chính sách đƣợc ban hành nhằm khuyến khích liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản thuộc các dự án cánh đồng lớn theo quy hoạch và đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, chính sách này này hƣớng tới các đối tƣợng hƣởng lợi là: Ngƣời dân, doanh nghiệp và tổ chức đại diện cho nông dân (HTX/Tổ hợp tác). Đối với các đối tƣợng có mức hỗ trợ cụ thể nhƣ sau:
- Đối với doanh nghiệp: hỗ trợ tối đa không quá 30% kinh phí quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng,
78
hệ thống điện phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó hỗ trợ 50% chi phí đào tạo, tập huấn;
- Đối với tổ chức đại diện của nông dân: Hỗ trợ 30% trong năm đầu, 20% năm thứ hai chi phí thực tế về thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, thuê máy để thực hiện dịch vụ bảo vệ chung cho các thành viên. Ngoài ra, chính sách còn hỗ trợ 01 lần 50% kinh phí tập huấn cho cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác; hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức tập huấn (chi phí ăn ở, thuê hội trƣờng, tài liệu, thù lao giảng viên theo Quyết định số 10/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012);
- Đối với nông dân: Hỗ trợ 01 lần 30% chi phí mua giống cây trồng có phẩm cấp chất lƣợng giống xác nhận trở lên để gieo vụ đầu tiên.
Nhƣ vậy có thể thấy đƣợc, chính sách này có mức hỗ trợ các đối tƣợng trong chuỗi sản xuất và tham gia dự án về cánh đồng mẫu lớn rất thấp. Điều này rất khó để thúc đẩy các doanh nghiệp, HTX và ngƣời dân tham gia vào việc mở rộng diện tích liên kết và phƣơng án dồn điền, đổi thửa để sản xuất hàng hóa.
UBND tỉnh Điện Biên (2018) ban hành Quyết định số 45/2018/QĐ- UBND ngày 24/12/2018 về “Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên” đã xác định rõ các những đối tƣợng ƣu tiên hỗ trợ nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa và liên kết. Chính sách này đƣa ra đã bổ trợ nhiều cho Quyết định 25/QĐ-UBND tỉnh trong việc hỗ trợ các đối tƣợng tham gia vào chuỗi giá trị, theo đó:
(i) Đối tƣợng thụ hƣởng của Chính sách này là hộ gia đình, cá nhân, tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, đơn vị sự nghiệp) tham gia vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; Ban quản lý Chƣơng trình xây dựng
79
nông thôn mới xã/Ban quản lý dồn điền đổi thửa xã/phƣờng/thị trấn, Hợp tác xã, tổ hợp tác có đất dồn điền đổi thửa. Điều kiện để đƣợc hỗ trợ, Các đối tƣợng tham gia vào dự án phát triển theo chuỗi, Liên kết đảm bảo ổn định: Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 01 năm trở lên, thời gian liên kết tối thiểu 5 năm; đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dƣới 01 năm, thời gian liên kết tối thiểu 03 năm. Nhƣ vậy có thể thấy, chính này này ƣu tiên tới những cá nhân, tổ chức tham gia vào các chuỗi liên kết nông sản có lợi thế của tỉnh và dồn điển đổi thửa để hình thành vùng sản xuất hàng hóa.
(ii) Mức hỗ trợ:
- Đối với hộ gia đình, cá nhân: Sự hỗ trợ của chính sách này hƣớng tới
tính bền vững của chuỗi liên kết khi hỗ trợ liên tiếp 3 vụ đối với các hộ gia đình tham gia vào mô hình chuỗi với mức hỗ trợ cụ thể: 100% chi phí
mua giống và các vật tƣ thiết yếu ở địa bàn khó khăn, ở địa bàn còn lại mức hỗ trợ sẽ là 70% và 50%. Bên cạnh đó, chính sách cũng hỗ trợ cho mỗi gia đình không quá 50 triệu đồng khi tham gia vào các dự án liên kết, chuỗi sản xuất. Nhƣ vậy có thể thấy, chính sách này ban hành khuyến khích các hộ gia đình tham gia vào chuỗi liên kết khi hỗ trợ có tính liên tục trong nhiều vụ để các hộ gia đình đánh giá đƣợc lợi ích khi tham gia vào các chuỗi liên kết.
- Đối với hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác và doanh nghiệp: Chính sách khuyến khích các tổ chức phát triển theo hƣớng bảo hộ thƣơng hiệu và đảm bảo chất lƣợng nông sản theo chỉ dẫn địa lý. Nhƣ vậy, chuỗi sản
xuất lúa BT7 và IR64 hoàn toàn phù hợp với yêu cầu đặt ra của chính sách. Theo đó, hỗ trợ 100 triệu đồng cho hoạt động xây dựng bao bì, nhãn mác, kiểm định chất lƣợng sản phẩm khai thác chỉ dẫn địa lý 03 vụ hoặc chu kỳ sản xuất thời gian theo hợp đồng liên kết tiêu thụ sản xuất. Mô hình này đang
80
đƣợc các doanh nghiệp/HTX nhƣ: Trƣờng Hƣơng, HTX Thanh Yên và Safe Green vận dụng tốt trong liên kết sản xuất lúa tại cánh đồng Mƣờng Thanh.
Chính sách hƣớng tới hỗ trợ khâu bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, “chính sách hỗ trợ tối đa 50% kinh phí làm nhà xƣởng, mua máy móc, trang thiết bị sơ chế vận chuyển bảo quản sản phẩm, nhƣng không quá 500 triệu đồng/dự án. Đối với dự án thuộc Chƣơng trình nông thôn mới đƣợc hỗ trợ bổ sung tối đa 350 triệu đồng/dự án”.
Tuy vậy có thể thấy rằng, Quyết định số 45/2018/QĐ-UBND tỉnh Điện Biên vẫn còn một số hạn chế:
- Đối tƣợng thụ hƣởng của Quyết định phải là những cá nhân, tập thể tham gia vào liên kết với thời gian tối thiểu 03 năm. Nhƣ vậy, đối tƣợng hƣởng lợi ở đây chỉ chú ý vào những cá nhân, tổ chức đã tham gia vào liên kết sản xuất, chứ chƣa chú trọng vào nhóm tiềm năng, có khả năng tham gia vào chuỗi. Hiện nay, theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, cũng có nhiều tổ chức, HTX muốn liên kết với ngƣời dân để tạo thành các chuỗi sản xuất lúa gạo tại cánh đồng Mƣờng Thanh, tuy vậy do là những đơn vị mới hình thành và manh nha việc liên kết nên 03 năm đầu cả ngƣời dân và HTX đều không đƣợc hƣởng quyền lợi từ quyết định này. Theo thực tế, giai đoạn đầu là thời gian tổ chức và cá nhân tham gia chuỗi cần Vốn, kỹ thuật và định hƣớng phát triển nhất để đầu tƣ vào mô hình, việc không đƣợc hỗ trợ sẽ gây ra khó khăn cho HTX và ngƣời dân trong việc thúc đấy sự gắn kết, tinh thần trách nhiệm và sự bền vững của chuỗi liên kết. Để phát triển sản xuất hàng hóa tại cánh đồng Mƣờng Thanh thì sự tham gia của nhiều mô hình liên kết sản xuất là rất cần thiết.
Mức hỗ trợ: nhìn chung so với các văn bản chính sách khác, Quyết định 45/2018/QĐ-UBND tỉnh Điện Biên ngày 24/11/2018 đã có nhiều ƣu việt hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần phải đƣợc hỗ trợ cho ngƣời dân và
81
doanh nghiệp. Cụ thể đối với doanh nghiệp cần phải có những điều khoản ƣu đãi khi vay vốn với lãi suất thấp hơn để đầu tƣ hệ thống nhà xƣởng, máy móc phục vụ xay xát lúa gạo nói riêng và các nông sản khác nói chung. Bởi vì, để chuỗi sản xuất đƣợc thành công thì doanh nghiệp/HTX/THT cần rất nhiều vốn đề đầu tƣ vào chuỗi trong các công việc cụ thể nhƣ: mua sản phẩm của dân, đầu tƣ máy móc, đầu tƣ xây dựng nhà xƣởng đạt tiêu chuẩn và xây dựng bao bì, nhãn mác sản phẩm,…Chính vì vậy, ƣu đãi trong vay vốn là điều khoản cần thiết làm động lực để chuỗi nông sản thành công hơn.
Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm những quy định cụ thể của những tác nhận tham gia chuỗi giá trị nông sản cần phải chấp hành đúng những quy định, những gieo kèo, hay hợp đồng giữa các bên khi tham gia chuỗi liên kết. Nếu tác nhân nào không chấp hành sẽ không đƣợc tiếp tục hỗ trợ khi tham gia chuỗi và không đƣợc tham gia bất kỳ hình thức liên kết, hỗ trợ do nhà nƣớc hoặc doanh nghiệp triển khai sau này.
Nhƣ vậy có thể thấy, với những ƣu tiên nhƣ trên các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị cũng đƣợc hƣởng lợi nhiều trong việc xây dựng bộ nhận diện sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa và bảo hộ thƣơng hiệu. Đồng thời, có một phần chi phí để xây dựng và mua sắm trang thiết bị nhà xƣởng để bảo quản, chế biến sản phẩm gạo (lúa) Điện Biên. Điều này là cơ sở pháp lý quan trọng để các doanh nghiệp/HTX tham gia nhiều hơn, mở rộng quy mô hơn đối với chuỗi liên kết nhằm mục đích sản xuất hàng hóa và gia tăng chất lƣợng sản phẩm gạo (lúa) Điện Biên hiện nay.3.3. Phân tích chuỗi giá trị lúa (gạo) Điện Biên