BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH SƠN LA
3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương
Thứ nhất, kiến nghị Chính phủ đề xuất với Quốc hội nghiên cứu xem xét và chỉnh sửa một số nội dung liên quan đến chế độ ốm đau, thai sản nhằm hạn chế những kẽ hở để trục lợi quỹ ốm đau, thai sản. Ví dụ như: điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi sinh con theo hướng đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên và trong vòng 12 tháng trước khi sinh con đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên, lúc này người sử dụng lao động sẽ phải cân nhắc khi ký hợp đồng lao động với người
lao động gần hoặc có khả năng sinh con trong vòng một năm. Hồ sơ đề nghị giải quyết trợ cấp một lần đối với lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con mà người vợ không tham gia BHXH phải có đơn đề nghị của người vợ gửi đơn vị SDLĐ nơi người chồng đang làm việc có đóng BHXH, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi lao động nữ cư trú là không tham gia BHXH (trừ trường hợp sinh con sau khi nghỉ việc nhưng lao động nữ còn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản).
Thứ hai, cần nghiên cứu đưa vào quy định của Luật BHXH về đóng BHXH vào quỹ ốm đau, thai sản đối với người lao động đang làm việc, hưởng lương tại đơn vị doanh nghiệp nhưng đã hưởng chế độ hưu trí. Hiện nay số người lao động đã hưởng chế độ hưu trí nhưng vẫn tiếp tục làm việc, hưởng lương nhưng không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là không nhỏ, khi người lao động bị ốm đau sẽ không được hưởng chế độ chi trả thay lương do bị ốm đau (quỹ ốm đau, thai sản là quỹ ngắn hạn được sử dụng và cân đối hàng năm nên thu quỹ ốm đau, thai sản là phù hợp) đồng thời việc quy định đóng vào quỹ ốm đau, thai sản với nhóm đối tượng này là góp phần thực hiện nguyên tắc chia sẻ giữa những người tham gia BHXH.
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống luật pháp, đồng bộ và đủ mạnh về BHXH. Nhà nước cần có các chế tài xử phạt nghiêm khắc, tăng mức xử phạt đối với những đơn vị SDLĐ thực hiện không tốt hoặc cố tình vi phạm những quy định BHXH nhằm đảm bảo tính nghiêm minh trong thực thi pháp luật BHXH.