TLV: Văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm * NGƯỜI BIÊN SOẠN:

Một phần của tài liệu weharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkh (Trang 32 - 35)

* NGƯỜI BIÊN SOẠN:

- Trần Thị Minh Phương - Nguyễn Thị Phương Lan

* NGƯỜI THẨM ĐỊNH: Đỗ Thị Huế

CÂU HỎI TNKQ VÀ TỰ LUẬNI. CÂU HỎI TNKQ: I. CÂU HỎI TNKQ:

Chọn đáp án đúng nhất cho các câu sau:

NHẬN BIẾT

Câu 1. Trong văn bản “Cô bé bán diêm”, các mộng tưởng của cô bé bán diêm

biến mất khi nào?

A. Khi bà nội em hiện ra. B. Khi trời sắp sáng.

C. Khi em bé nghĩ đến việc sẽ bị người cha mắng. D. Khi các que diêm tắt.

Câu 2. Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” được kể bằng lời của ai?

A. Đôn Ki-hô-tê. B. Xéc-van-tét. C. Xan-chô Pan-xa. D. Các nhân vật khác.

Câu 3. Trong văn bản “Hai cây phong”, người kể chuyện giới thiệu mình làm

nghề gì?

A. Nhà báo. B. Họa sĩ. C. Nhạc sĩ. D. Nhà văn.

Câu 4. Dòng nào ghi đầy đủ những hoạt động của lũ trẻ vào năm học cuối cùng

trước khi nghỉ hè với hai cây phong trong đoạn trích “Hai cây phong”?

A. Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, công kênh nhau trèo lên cây, thi xem ai can đảm và khéo léo hơn.

B. Reo hò, chạy lên đồi, chơi bịt mắt bắt dê và trốn tìm dưới bóng râm mát rượi.

C. Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, hái hoa, bắt bướm dưới tán lá xào xạc, dịu hiền.

D. Reo hò, nhảy múa và thi hát những bài ca về quê hương giàu đẹp dưới gốc cây.

Câu 5. Tình thái từ là gì?

A. Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

B. Là những từ được thêm vào câu để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói và người viết.

C. Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.

D. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến từ ngữ đó.

Câu 6. Trong các văn bản tự sự, yếu tố biểu cảm có vai trò gì?

A. Giúp cho người viết thể hiện được thái độ của mình đối với sự việc được kể. B. Giúp cho người viết hiểu được một cách sâu sắc về sự việc được kể.

C. Giúp cho người viết hiểu được một cách toàn diện về sự việc được kể. D. Giúp sự việc được kể hiện lên một cách sinh động, phong phú.

Câu 7. An-đéc-xen là nhà văn của nước nào?

A. Đan Mạch. B. Thuỵ Sĩ. C. Pháp. D. Thuỵ Điển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THÔNG HIỂU

Câu 8. Trong văn bản “Chiếc lá cuối cùng”, chiếc lá cuối cùng rụng hay không

rụng có ý nghĩa như thế nào đối với Giôn-xi?

A. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa. B. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ.

C. Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa. D. Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô.

Câu 9. Trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”, Giôn-xi đã được cứu sống nhờ

vào điều gì?

A. Nhờ có thuốc, sự chăm sóc của Xiu và chủ yếu là nhờ chiếc lá không rụng. B. Chỉ nhờ may mắn và nhờ ở sức trẻ của chính bản thân người nữ họa sĩ. C. Bác sĩ đã kịp thời cho cô uống loại thuốc tốt, đắt tiền.

D. Xiu đã chăm sóc rất chu đáo.

Câu 10. Từ “ơi” trong câu: “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!” thuộc

từ loại nào?

A. Tình thái từ. B. Trợ từ.

C. Thán từ. D. Phó từ.

Câu 11. Sự việc nào không phải là sự việc chính được Xéc-van-tét nói đến

trong đoạn trích “ Đánh nhau với cối xay gió”?

A. Việc nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.

B. Thái độ và hành động của mỗi người trước những chiếc cối xay gió.

C. Đôn Ki-hô-tê băn khoăn và hỏi ý kiến Xan-chô Pan-xa xem có nên đánh những chiếc cối xay gió hay không.

D. Quan niệm và cách xử sự của mỗi người xung quanh chuyện ăn, chuyện ngủ.

Câu 12. Trong hai mạch kể của văn bản “Hai cây phong”, mạch kể nào quan

trọng hơn?

A. Mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi”. B. Mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng ta”. C. Mạch kể của người kể chuyện xưng “ta”.

D. Mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”.

Câu 13. Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ cầu khiến?

A. Anh không muốn kết bạn với nó à? B. Bác nghỉ, tôi về đây ạ!

C. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? D. Thôi im đi, anh bạn Xan-chô.

Câu 14. Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Biện

pháp nghệ thuật nổi bật trong văn bản “Cô bé bán diêm” là….”

A. tương phản, đối lập. B. nhân hóa.

C. so sánh. D. hoán dụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 15. Điền tình thái từ thích hợp vào chỗ trống để tạo sắc thái cầu khiến trong

câu “Cứu tôi…..!”

A. à. B. sao.

C. nhé. D. với.

Một phần của tài liệu weharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkh (Trang 32 - 35)