B. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! D. Hãy bỏ rác đúng nơi quy định!
Câu 15. Lời văn trong bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh cần A. bay bổng nhẹ nhàng. B. đa nghĩa. C. chính xác và biểu cảm. D. biểu cảm. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A C A B C C A B D A B C B D C PHẦN II. TỰ LUẬN 1. Câu hỏi vận dụng:
Câu 1. (2 điểm): Phân biệt hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
a) Em về quê ngoại hôm nào? b) Hôm nào em về quê ngoại?
Câu 1 Nội dung trình bày Điểm
- Về hình thức: Hai câu khác nhau ở trật tự từ (Vị trí của từ “hôm nào”)
0,5
- Về ý nghĩa:
việc đã xảy ra rồi.
+ Ở câu b từ “hôm nào” được đặt ở đầu câu để hỏi về một sự việc sắp xảy ra, sẽ xảy ra.
0,75Câu 2. (2 điểm): Các câu sau đây có phải là câu cảm thán không? Vì sao? Câu 2. (2 điểm): Các câu sau đây có phải là câu cảm thán không? Vì sao?
a. Hoa ơi, về làm bài tập!
b. Ôi Tổ quốc! Nếu cần ta chết:
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông.
(Sao chiến thắng - Chế Lan Viên)
Câu 2 Nội dung trình bày Điểm
a. Không phải câu cảm thán, mà là câu cầu khiến vì nó không cótừ ngữ bộc lộ cảm xúc. từ ngữ bộc lộ cảm xúc.
1,0b. Là câu cảm thán vì nó có từ ngữ bộc lộ cảm xúc “Ôi Tổ quốc!” b. Là câu cảm thán vì nó có từ ngữ bộc lộ cảm xúc “Ôi Tổ quốc!”
thể hiện sự yêu mến, tự hào, quyết tâm dù hy sinh cũng phải bảo vệ ngôi nhà, ngọn núi, con sông.
1,0
Câu 3. (3,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn trình bày những cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
(Trích “Quê hương”- Tế Hanh)
Câu 3 Nội dung trình bày Điểm
Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Về hình thức: Viết đúng thể thức đoạn văn.2. Về nội dung: 2. Về nội dung:
* Giới thiệu chung: Giới thiệu được bài thơ, tác giả và nội dung
chính của hai câu thơ.
* Cảm nhận cụ thể:
+ Hình ảnh người dân chài được khắc họa qua hai câu thơ:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
- Bút pháp tả thực (Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,) kết hợp với bút pháp lãng mạn, phép nói quá và sự sáng tạo độc đáo (Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;)
- Người lao động với nước da ngăm nhuộm nắng gió, thân hình vạm vỡ và thấm đậm vị mặn mòi của biển và nồng tỏa vị xa xăm của biển khơi. Họ có tầm vóc phi thường.
+ Hình ảnh con thuyền nằm im trên bến nghỉ ngơi qua hai câu thơ:
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
0,52,0 2,0
1,0
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
- Nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, hình ảnh con thuyền là sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo.
- Con thuyền vô tri bỗng trở nên có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm: không chỉ cần nghỉ ngơi để lấy lại sức sau chuyến ra khơi mà còn như cảm nhận được hương vị mặn mòi của biển đang ngấm dần vào làn da, thớ thịt của mình.
* Kết luận chung: khái quát nội dung đoạn thơ và cảm xúc bản
thân. 0,5
Câu 4. (3 điểm): Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về hai câu thơ sau:
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…
(Trích "Ông đồ" – Vũ Đình Liên)
Câu 4 Nội dung trình bày Điểm
Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Về hình thức: Viết đúng thể thức đoạn văn.2. Về nội dung: 2. Về nội dung:
* Giới thiệu chung: Giới thiệu được bài thơ, tác giả và nội dung
chính của hai câu thơ.
* Cảm nhận cụ thể:
- Nhân hóa "giấy đỏ buồn": gợi tả cảnh vật buồn; gợi tâm trạng buồn bã của ông đồ.
- Nhân hóa "nghiên sầu": gợi tả cảnh vật buồn; gợi nỗi sầu muộn trong tâm trạng ông đồ.
* Kết luận chung: khái quát nội dung đoạn thơ và cảm xúc bản
thân. 0,5 2,0 1,0 1,0 0,5 2. Câu hỏi vận dụng cao:
Câu 1. (10 điểm):
Em hãy thuyết minh một trò chơi dân gian (nhảy dây, chơi ô ăn quan, đá cầu, …).
Câu 1 Nội dung trình bày Điểm
1. Yêu cầu chung:a. Về hình thức: a. Về hình thức:
- Học sinh biết làm bài văn thuyết minh về một phương pháp cách làm. (Cụ thể là một trò chơi dân giân).
- Bài văn có kết cấu rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, các tình tiết được sắp xếp theo trình tự logic.
b. Về nội dung: Giới thiệu được đặc điểm của đối tượng
2. Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể triển khai bài viết sáng tạo theo nhiều cách khác nhau, nhưng đảm bảo bố cục ba phần. Bài viết phải thuyết minh được một trò chơi dân gian hấp dẫn, bổ ích; cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu. Bài làm có kết cấu hợp lí, diễn đạt mạch lạc.
Dưới đây là một số gợi ý định hướng:
* Giới thiệu chung về trò chơi dân gian (nhảy dây, đá cầu, ô ăn quan,…)
+ Là trò chơi được các bạn thiếu niên, nhi đồng rất yêu thích. + Chơi trong lúc rỗi rãi,…
* Thuyết minh về trò chơi (nhảy dây, đá cầu, ô ăn quan,…):
- Nguồn gốc trò chơi: trò chơi được ra đời khi nào? - Trò chơi được tổ chức như thế nào và ra sao? + Chuẩn bị: dụng cụ chơi phù hợp, số người chơi.
+ Cách chơi: hướng dẫn cách chơi phù hợp với từng trò chơi dân gian cụ thể.
- Ý nghĩa của trò chơi: trò chơi dân gian quen thuộc với trẻ em, là một nét đẹp trong đời sống văn hóa của con người. * Cảm nghĩ của em: Khái quát lại và nêu lên suy nghĩ của bản thân, tình cảm của mình với trò chơi dân gian này.
1,0 2,0 5,0 1,0 1,0 XÂY DỰNG NGÂN HÀNG ĐỀ
MÔN: NGỮ VĂN 8 - NĂM HỌC 2019 - 2020
A. PHẠM VI KIẾN THỨC
I. Phân môn Văn: Thơ mới (Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương).
II. Phân môn Tiếng Việt: Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.
III. Phân môn Tập làm văn: Văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc một phương pháp cách làm.
B. CÂU HỎI