C. Ông đồ (Tố Hữu) D Khi con tu hú (Tố Hữu).
CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 1(1,5điểm). Hãy đặt các câu nghi vấn với các mục đích (dùng để hỏi, dùng
để cầu khiến, dùng để bộc lộ cảm xúc).
Đáp án
Câu Nội dung trình bày Điểm
Câu 1 - Dùng để hỏi: Cậu đi đâu đấy?
- Dùng để cầu khiến: Lan thử hỏi cậu ấy xem tớ nói có đúng không?
- Dùng để bộc lộ cảm xúc: Sao lại có một bức tranh đẹp thế?
0,5 0,5
0,5
Câu 2 (4 điểm). Trình bày cảm nhận của em bằng một đoạn văn ngắn về khổ
thơ sau:
Ông đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa bụi bay.
(Vũ Đình Liên, Ông đồ)
Đáp án :
Câu 2 Nội dung trình bày Điểm
Bài làm bảo đảm các yêu cầu sau :
* Về hình thức: HS biết viết một đoạn văn(có mở đoạn, thân
đoạn, kết đoạn), lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu. Học sinh phát hiện được các tín hiệu nghệ thuật, cảm nhận được tình cảm của tác giả gửi gắm qua đoạn thơ.
- Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên đã miêu tảs hình ảnh ông đồ thời suy tàn.
- Bằng biện pháp nghệ thuật miêu tả, tác giả đã thể hiện niềm cảm thương trước hình ảnh ông đồ lạc lõng, trơ trọi , cô đơn khi người qua đường thờ ơ vô tình không ai nhận thấy hoặc không đoái hoài tới sự tồn tại của ông đồ.
- Bằng thủ pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, nhà thơ đã cực tả nỗi buồn của con người thấm sâu vào cảnh vật. Hình ảnh lá vàng, mưa bụi giàu giá trị tạo hình,…
- Khổ thơ cực tả cảnh thê lương của ông đồ và thể hiện sự đồng cảm xót thương của tác giả trước số phận của những nhà nho và một nền văn hóa bị lãng quên.