Câu 1: Tản Đà gửi gắm tâm sự gì trong hai câu thơ:
" Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,
Trần thế em nay chán nửa rồi!"
(Muốn làm thằng Cuội)
A. Buồn chán, bất hoà với cuộc sóng thực tại xấu xa, tầm thường. B. Đau buồn cho số kiếp khổ đau của con người.
C. Thương cho cảnh nước mất, nhà tan. D. Buồn cho một nền văn hoá đã mai một.
Câu 2.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước, Gian nan chi kể việc con con.
( Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh) Nghệ thuật và nội dung chính của hai câu thơ trên là:
A. dùng nhân hoá để thể hiện lòng căm thù giặc ngoại xâm của người tù. B. dùng khoa trương để khẳng định khí phách anh hùng và nghị lực của người tù.
C. dùng điệp ngữ để nhấn mạnh khao khát tự do của người tù.
D. dùng điệp ngữ để nhấn mạnh ước mong thay đổi vận nước của người có chí lớn.
Câu 3. "Thơ ông được xem như một gạch nối giữa nền thơ cổ điển và hiện đại
Việt Nam", ông là:
A. Phan Bội Châu. B. Phan Châu Trinh.
C. Vũ Đình Liên. D. Tản Đà.
Câu 4. Trong các câu ghép sau, câu nào không hợp lý về mặt ý nghĩa?
A. Anh đi làm còn em đi học. C. Anh đi làm, em đi học. B. Anh đi làm nhưng em đi học . D. Anh đi làm và em đi học.
***********************
B. PHẦN TỰ LUẬN (5 CÂU)
Câu 1. Đọc- Hiểu (3,0 điểm) Nhận biết - Thông hiểu
Cho câu thơ sau:
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn”
(Ngữ văn 8 - Tập I)
a. Câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
b. Em hãy chép chính xác ba câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ. c. Giải thích từ “lừng lẫy” trong đoạn thơ vừa chép?
d. Có ý kiến cho rằng bốn câu thơ đầu bài thơ có hai lớp nghĩa. Em hiểu hai lớp nghĩa ấy là gì?
Câu 2. (1,5 điểm) Thông hiểu
Hãy nêu đặc điểm của câu ghép. Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong các câu ghép sau:
a. Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. (Tức nước vỡ bờ, trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố) b. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa.
(Lão Hạc- Nam Cao)
Câu 3. (3,0 điểm) Vận dụng
Từ câu chủ đề: “Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đã khắc họa được bức chân dung tinh thần của nhà cách mạng yêu nước Phan Bội Châu.”, em hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu trong đó sử dụng một câu ghép, một dấu ngoặc đơn. (Gạch chân và chú thích)
Câu 4. ( 5,0 điểm)Vận dụng
Thuyết minh đặc điểm của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
Câu 5. (5,0 điểm) Vận dụng
Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
HƯỚNG DẪN CHẤMB. TỰ LUẬN B. TỰ LUẬN
I. Câu hỏi Đọc- Hiểu
CÂU NỘI DUNG Điểm
Câu 1 (3đ)
a. Câu thơ trích trong bài thơ: Đập đá ở Côn Lôn; Tác giả Phan Châu Trinh.
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết khi nhà thơ bị bắt và đày ra Côn Đảo ( Tháng 4/1908).
b. Chép chính xác 3 câu thơ:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn Lừng lẫy làm cho lở núi non, Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
0,5 điểm
0,5 điểm
c. Lừng lẫy: nghĩa là ngạo nghễ, lẫm liệt.
d. Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa: Vừa miêu tả chân thực công việc lao động nặng nhọc, dùng búa để khai thác đá ở những hòn núi ngoài Côn Đảo; vừa khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động phi thường, với khí phách hiên ngang, lẫm liệt, sừng sững giữa đất trời.
0,5 điểm 1,0 điểm
II. Câu hỏi thông hiểu Câu 2
(1,5đ)