Phần tự luận: Câu 1 (2 điểm)

Một phần của tài liệu weharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkh (Trang 112 - 116)

Ý Nội dung trình bày Điểm

a.

(0,5đ)

- Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ “Khi con tu hú”. - Tác giả: Tố Hữu.

0,25 0,25

b.

(0,5đ)

Tiếng chim tu hú đánh thức, khơi dậy nỗi nhớ quê hương, bức tranh thiên nhiên mùa hè. (Tiếng chim tu hú tượng

trưng cho tiếng gọi của quê hương, của tình yêu thiên nhiên.)

c.

(1,0đ)

- Các từ miêu tả đặc điểm của bức tranh thiên nhiên mùa hè trong đoạn thơ là: chín, ngọt, vườn râm, vàng, nắng

đào, xanh, rộng, cao, ve ngân, diều sáo lộn nhào…

- Đoạn thơ trên là một bức tranh thiên nhiên mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, tràn đầy sức sống.

0,5

0,5

Câu 2. (2 điểm)

Ý Nội dung trình bày Điểm

a.

(0,5đ)

Bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu được sáng tác vào tháng 7 năm 1939, khi tác giả bi thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Phủ (Huế).

0,5

b.

(1,0đ)

- Các từ ngữ miêu tả tâm trạng của tác giả trong đoạn thơ là: đạp tan phòng, ôi, thôi, làm sao, ngột, chết uất,… - Làm nổi bật tâm trạng ngột ngạt, uất ức, khát khao tự do cháy bỏng muốn thoát khỏi chốn tù ngục của người chiến sĩ cộng sản.

0,5

0,5

c.

(0,5đ)

Tiếng chim tu hú tượng trưng cho tiếng gọi của tự do, thúc giục niềm khao khát tự do cháy bỏng của người tù, người chiến sĩ cách mạng.

0,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 3. (2 điểm)

Ý Nội dung trình bày Điểm

a. Hành động hỏi 0,5

b. Hành động bộc lộ cảm xúc 0,5

c. Hành động điều khiển 0,5

Câu 4. (3 điểm)

Nội dung trình bày Điểm

Về hình thức: Học sinh viết đúng cấu trúc đoạn văn, đủ số lượng từ

6 đến 8 câu. Diễn đạt lưu loát mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,5

Về nội dung: Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh

trong hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt ở chốn lao tù:

- Trước vầng trăng đẹp, Bác tiếc nuối vì không có đủ điều kiện để thưởng trăng một cách trọn vẹn. (Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,) - Tâm trạng xốn xang, bối rối, băn khoăn, cảm thấy có lỗi trước cảnh đêm trăng đẹp. (Đối thử lương tiêu nại nhược hà.)

=>Tâm hồn nghệ sĩ, tình yêu thiên nhiên trong hoàn cảnh tù ngục.

2,5

1,0đ

1,0đ

0,5

Câu 5. (5 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài nghị luận kết hợp miêu tả,

biểu cảm; bố cục rõ ràng, chặt chẽ; hành văn trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau,

song cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

Ý Nội dung trình bày Điểm

a. Giới thiệuvấn đề nghịluận: 0,5

- Giới thiệu vấn đề nghị luận

- Trích dẫn câu nói của nhà văn Pháp Đ. Đi-đơ-rô.

b. Giải thích câu nói: 0,5

-Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc khi con người thỏa mãn nhu cầu trong đời sống vật chất hoặc tinh thần.

=>Nội dung câu nói: Hạnh phúc là biết cống hiến, trao tặng niềm vui, nụ cười thậm chí là biết hy sinh vì người khác. Câu nói khẳng định con đường để có được hạnh phúc là chia sẻ hạnh phúc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Bàn luận: 2,5

- Tại sao người đem lại hạnh phúc cho người khác lại là

người hạnh phúc nhất?

+ Khi ta quan tâm, đem niềm vui, hạnh phúc đến cho người khác sẽ làm cho lòng ta ấm áp, thanh thản.

+ Khi mang hạnh phúc đến cho người khác sẽ làm ta trở nên vị tha, nhân ái, có trách nhiệm, tự hoàn thiện nhân cách.

+ Đem hạnh phúc đến cho người khác sẽ được mọi người yêu thương, tôn trọng, quý mến.

+ Góp phần khiến con người gần nhau hơn, xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp hơn. (dẫn chứng)

- Làm thế nào để đem lại hạnh phúc cho người khác? + Biết yêu thương, trân trọng những người thân, những người xung quanh chúng ta.

+ Làm những việc có ý nghĩa, giúp đỡ người khác, đặc biệt những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Có thể hi sinh vì người khác. (dẫn chứng)

d. Mở rộng: 1,0

- Đem lại hạnh phúc cho người khác phải xuất phát từ tấm lòng chân thành không vụ lợi. Yêu thương chứ không phải sự ban ơn. Cho đi không cần nhận lại. Cần khuyến khích nhân rộng hành động yêu thương này ở cộng đồng.

- Phê phán những người sống ích kỉ, thờ ơ, vô cảm thiếu trách nhiệm với cộng đồng. Còn những kẻ lợi dụng khó khăn của người khác để trục lợi. (dẫn chứng)

e. - Khẳng định tầm quan trọng, giá trị đích thực của hạnh phúc.

- Liên hệ bản thân, rút ra bài học. 0,5

* Lưu ý:

- Giáo viên vận dụng linh hoạt hướng dẫn khi chấm để đánh giá đúng bài làm của học sinh.

- Khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, kết hợp dẫn chứng toàn diện, hay, sắp xếp hợp lí và có tính sáng tạo.

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO CỤM TRƯỜNGNĂM HỌC 2019-2020 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8

Nội dung kiến thức:

- Giảng văn: Thơ ca Cách mạng 1930 - 1945 gồm các văn bản:Khi

con tú hú (Tố Hữu), Đi đường, Ngắm trăng (Hồ Chí Minh).

- Tiếng Việt: Hành động nói. - Tập làm văn: Văn nghị luận.

PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:1- 1-

Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Trong bài thơ “Khi con tú hú”, tác giả Tố Hữu đã sử dụng những phương

thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm, tự sự, nghị luận.

B. Biểu cảm, tự sự, miêu tả.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu weharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkh (Trang 112 - 116)