Phần trắc nghiệm

Một phần của tài liệu weharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkh (Trang 82 - 86)

Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất

Câu 1: Nhân vật chú bé được nói đến trong Đi bộ ngao du có tên là gì?

A. Ê-min. B. Pi-ta-go. C.Giôn-xi. D.Ê-xê-nin.

Câu 2: Văn bản “Ê-min hay Về giáo dục” thuộc thể loại nào?

A. Tiểu thuyết. B. Truyện ngắn. C. Tùy bút. D. Bút ký.

Câu 3: Ý nghĩa của từ “đạm bạc” trong câu “một bữa cơm đạm bạc mà sao có

vẻ ngon lành thế?” là gì?

A. Chỉ sự ăn uống trang trọng, lịch sự.

B. Chỉ sự ăn uống có những thức ăn cần thiết, không có những thức ăn đắt tiền. C. Chỉ sự ăn uống cầu kỳ.

D. Chỉ sự ăn uống kín đáo.

Câu 4: Đoạn trích Thuế máu nằm ở chương thứ mấy của văn bản Bản án chế độ

thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc?

A. Chương I. B. Chương II. C. Chương III. D. Chương IV.

Câu 5: Qua văn bản Đi bộ ngao du ta hiểu được nhà văn Ru-xô là người như thế

nào?

A. Một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên. B. Một người quan tâm đến các nhà bác học.

C. Một người có vốn hiểu biết về tự nhiên . D. Một người yêu thể dục, thể thao.

Câu 6: Nhận định nào đúng với giọng điệu chủ đạo của câu “ấy thế mà cuộc

chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa” ?

A. Giọng lạnh lùng, cay độc. B. Giọng đay nghiến, cay nghiệt. C. Giọng mỉa mai, châm biếm. D. Giọng thân tình, suồng sã.

Câu 7: Giọng điệu chủ yếu trong đoạn trích Thuế máu là gì?

A. Giọng biểu cảm, giàu hình ảnh.

B. Giọng đanh thép kết hợp mỉa mai, châm biếm. C. Giọng phê phán, đay nghiến.

D. Giọng hùng hồn, thuyết phục.

1.2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 8: Luận điểm nào được nêu trong đoạn một của văn bản Đi bộ ngao du?

A. Niềm hạnh phúc của con người khi không phải đi ngựa. B. Sự tự do, tùy theo ý thích của con người khi đi bộ ngao du. C. Đi bộ ngao du là phải vừa đi vừa trải nghiệm.

D. Đi bộ có thể quan sát khắp nơi.

Câu 9: Luận điểm nào được nêu trong đoạn hai của văn bản Đi bộ ngao du?

A. Đi bộ là cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa.

B. Các niềm hứng thú khác nhau mà đi bộ ngao du đem lại cho con người. C. Đi bộ ngao du giúp con người trau dồi vốn kiến thức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 10: Trong Thuế máu, nguyên nhân của việc chính quyền thực dân thay đổi

thái độ đối với người dân thuộc địa là gì?

A. Vì chính quyền thực dân muốn thực hiện chủ trương cai trị mới.

B. Vì chính quyền thực dân muốn biến những người dân thuộc địa thành tấm bia đỡ đạn cho chúng trong các cuộc chiến phi nghĩa.

C. Vì chính quyền thực dân muốn mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người dân thuộc địa.

D. Vì chính quyền thực dân muốn những người dân thuộc địa không chống lại chúng.

Câu 11: Nhận định nào sau đây không đúng về tác dụng của việc sắp xếp trật tự

từ trong câu?

A. Bảo đảm sự hài hòa về ngữ âm của lời nói. B. Nhấn mạnh đặc điểm của hình ảnh, sự vật. C. Liên kết giữa các câu.

D. Để thể hiện mối quan hệ giữa các từ trong câu.

Câu 12: Trong Thuế máu, sau khi chiến tranh kết thúc thái độ của chính quyền

thực dân đối với những người dân thuộc địa như thế nào? A. Biểu dương, tuyên dương những người có công.

B. Nồng nhiệt chào đón họ trở về. C. Đưa ra những lời hứa hẹn mới.

D. Rũ bỏ mọi lời hứa hẹn, đối xử tàn tệ với những người dân thuộc địa.

1.3. Câu hỏi vận dụng

Câu 13: Nhận định nào đúng nhất về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ (của những từ in đậm) trong câu văn sau:

“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người” (Thép Mới, Cây tre Việt Nam).

A. Thể hiện sự liên tưởng so sánh. B. Đảm bảo sự liên kết câu.

C. Gợi âm hưởng tiết tấu, nhịp điệu . D. So sánh những tác dụng của cây tre.

Câu 14: Trật tự từ của câu nào được thể hiện theo trình tự thời gian?

A. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập (Bình Ngô Đại cáo, Nguyễn Trãi).

B. Đám than đã vạc hẳn lửa. Mỵ không thổi cũng không đứng lên (Vợ chồng A

Phủ, Tô Hoài).

C. Tôi mở to đôi mắt, khẽ reo lên một tiếng thú vị. Tôi nhớ đến những lần đến chơi nhà anh Hoàng ở Hà Nội. (Đôi mắt, Nam Cao).

D. Tôi cũng ngồi lặng lẽ. Tôi nghĩ đến mấy quyễn sách của tôi. (Lão Hạc, Nam

Cao).

Câu 15: Trật tự từ của câu nào nhằm nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói

đến?

A. Xiên ngang mặt đất rêu từng đám (Tự tình II, Hồ Xuân Hương).

B. Quê hương tôi có con sông xanh biếc (Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh). C. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc (Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

D. Bước tới đèo ngang bóng xế tà (Qua đèo ngang, Bà huyện Thanh Quan).

Một phần của tài liệu weharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkh (Trang 82 - 86)