Trắc nghiệm khách quan: *Mức độ nhận biết:

Một phần của tài liệu weharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkh (Trang 74 - 78)

*Mức độ nhận biết:

Câu 1. (Nhận biết) Nguyễn Ái Quốc là tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kì

nào?

A. Thời kì niên thiếu Bác sống ở Huế.

B. Thời kì Bác hoạt động cách mạng ở nước ngoài.

C. Thời kì Bác lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Pháp. D. Thời kì Bác lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ.

Câu 2. (Nhận biết) Đoạn trích "Thuế máu" nằm ở chương thứ mấy của tác phẩm

"Bản án chế độ thực dân Pháp"? A. Chương I

B. Chương II C. Chương III D. Chương IV

Câu 3. (Nhận biết) "Bản án chế độ thực dân Pháp" được viết bằng tiếng gì?

A. Tiếng Trung B. Tiếng Việt C. Tiếng Pháp D. Tiếng Nga

Câu 4. (Nhận biết) Cụm từ "cuộc chiến tranh vui tươi" mà Nguyễn Ái Quốc sử

dụng trong đoạn trích "Thuế máu" nói về cuộc chiến tranh nào? A. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918)

B. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) C. Cuộc chiến tranh Pháp- Phổ (Đức) (1870- 1871)

D. Cuộc chiến tranh mà Pháp tiến hành để mở rộng thuộc địa.

Câu 5. (Nhận biết) Chú bé được nói đến trong "Đi bộ ngao du" có tên là gì?

A. E-min B. Phi-lip C. Giôn-xi D. Xiu

Câu 6. (Nhận biết) Trong "Đi bộ ngao du", Ru-xô đã kết hợp phương thức biểu

đạt nào?

A. Nghị luận + biểu cảm B. Nghị luận + miêu tả C. Nghị luận + thuyết minh D. Miêu tả + biểu cảm

Câu 7. (Nhận biết) Trong đoạn hai của "Đi bộ ngao du", tác giả phê phán

những ai?

A. Những người đi ngao du bằng xe ngựa. B. Những triết gia phòng khách.

C. Những nhà tự nhiên học.

D. Những người đi ngao du bằng xe đạp.

Câu 8. (Nhận biết) Trật tự của câu nào thể hiện trước sau theo thời gian?

A. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập (Nguyễn Trãi) B. Đám than đã vạc hẳn lửa (Tô Hoài)

C. Tôi mở to đôi mắt, khẽ reo lên một tiếng thú vị. (Nam Cao) D. Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. (Nguyên Hồng)

Câu 9. (Nhận biết) Trật tự từ của câu nào nhằm nhấn mạnh tính chất của sự

việc?

B. Tôi thấy một anh bọ ngựa trịnh trọng tiến vào. C. Tôi thấy trịnh trọng tiến vào một anh bọ ngựa. D. Hôm nay, trời mưa tầm tã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 10. (Nhận biết) Câu nào dưới đây mắc lỗi diễn đạt liên quan đến lo-gic?

A. Anh cúi đầu thong thả chào.

B. Nó không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép. C. Linh là một học sinh chăm ngoan của lớp.

D. Tuy phải làm nhiều việc trong gia đình nhưng bạn ấy vẫn học giỏi.

*Mức độ thông hiểu:

Câu 11. (Thông hiểu) Nguyên nhân chính của việc các quan cai trị thực dân thay

đổi thái độ đối với người dân thuộc địa?

A. Vì chính quyền thực dân muốn thực hiện chính sách cai trị mới.

B. Vì chính quyền thực dân muốn biến những người dân thuộc địa thành tấm bia đỡ đạn cho chúng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.

C. Vì chính quyền thực dân muốn giúp đỡ những người dân thuộc địa có một cuộc sống tốt hơn.

D. Vì chính quyền thực dân muốn những người dân thuộc địa phải phục tùng họ tốt hơn nữa.

Câu 12. (Thông hiểu) Nội dung chính của câu văn sau là gì?

"Nhưng họ đã phải trả một cái giá khá đắt cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái công lí và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào, họ đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường Châu Âu." (Thuế máu)

A. Thể hiện nỗi buồn của những người dân thuộc địa khi phải xa lìa vợ con để ra mặt trận.

B. Thể hiện số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bọn thực dân đẩy ra chiến trường.

C. Thể hiện sự đối xử tàn tệ của bọn thực dân đối với những người dân thuộc địa.

D. Thể hiện số phận bi thảm của những người dân thuộc địa ở địa phương.

Câu 13. (Thông hiểu) Câu nào thể hiện rõ ý nhất sự sắp xếp trật tự từ (những từ

gạch chân) trong đoạn văn dưới đây?

"Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre xanh mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam."

A. Đúc kết được những phẩm chất của cây tre theo đúng trình tự miêu tả trong bài văn.

B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. C. Có tác dụng liên kết câu với các câu khác trong văn bản. D. Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.

Câu 14. (Thông hiểu) Trật tự của các cụm từ in đậm trong đoạn văn sau có tác

dụng gì?

"Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền,

tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

A. Thể hiện thứ tự trước sau của sự việc.

B. Nhấn mạnh đặc điểm của sự vật, hiện tượng. C. Liên kết câu với câu khác trong văn bản.

D. Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 15. (Thông hiểu) Cho câu: "Nó không chỉ học giỏi mà còn rất chăm học".

Câu chữa nào hợp lí mà ít thay đổi nghĩa của câu gốc nhất? A. Nó không chỉ học giỏi mà còn rất ngoan ngoãn.

B. Tuy nó học giỏi nhưng nó không kiêu căng. C. Nó học giỏi vì nó rất chăm học.

D. Mặc dù nó chăm học nhưng nó vẫn học giỏi.

II. Tự luận:

Câu 1. (thông hiểu) (2,0 điểm) Cảm nhận của em về nhan đề "Thuế máu" của đoạn

trích

Câu 2. (Vận dụng) (3, 0 điểm) Viết đoạn văn từ 10-12 câu trình bày: Việc đi bộ ngao

du còn có thể mang lại những lợi ích gì nữa ngoài những ý nghĩa và ích lợi mà văn bản "Đi bộ ngao du" đã nêu? Bằng trải nghiệm của bản thân, hãy nêu tác dụng của một chuyến đi thú vị đối với em.

Câu 3. (Vận dụng) (4,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) suy

nghĩ về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

Câu 4. (Vận dụng) (3,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) trình bày

suy nghĩ của em về ý kiến: “Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động”.

Câu 5. (Vận dụng) (5,0 điểm) Văn bản "Thuế máu” là một thứ thuế dã man nhất,

tàn bạo nhất của chính quyền thực dân đối với các nước thuộc địa.

Dựa vào sự hiểu biết của em về văn bản, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

HƯỚNG DẪN

Một phần của tài liệu weharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkh (Trang 74 - 78)