QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (QLTNTN): CÂU HỎI ĐẶT RA

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành bình đẳng và hiệu quả lồng ghép giới vào giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu (Trang 76 - 77)

CÂU HỎI ĐẶT RA

Phụ nữ và nam giới sử dụng tài nguyên thiên nhiên như thế nào, cho mục đích gì? Quyền và nghĩa vụ gắn với việc nam giới và phụ nữ sử dụng tài nguyên? Sinh kế của nam giới và phụ nữ phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên như thế nào? Thiên tai và biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến những tài nguyên này ở mức nào?

Phụ nữ và nam giới có vai trò khác nhau như thế nào khi tiếp cận và sử dụng tài nguyên thiên nhiên (thu thập, khai thác, sử dụng...)?

Phụ nữ và nam giới có nhận thức được lợi ích hoặc tác động của việc tham gia vào REDD+ hoặc các hoạt động/chương trình về tài nguyên thiên nhiên hay không? Họ có thể tiếp cận với tất cả thông tin cần thiết để quyết định về việc tham gia hay không không?

Phụ nữ có tham gia vào các hoạt động bảo tồn của cộng đồng không (vd. tái trồng rừng, trồng cây, giám sát đa dạng sinh học, phòng chống cháy rừng)? Việc tham gia có khiến phụ nữ phải từ bỏ các trách nhiệm khác không? Làm thế nào để anh/chị tránh các tác động tiêu cực không lường trước được về vai trò của phụ nữ trong quản lý tài nguyên thiên nhiên?

Phụ nữ có thể ra quyết định về việc lập kế hoạch sử dụng đất cùng với nam giới không? Phụ nữ có thể được hưởng lợi bình đẳng từ việc cải thiện sử dụng đất và sử dụng đất bền vững không? Làm thế nào anh/chị đảm bảo có cơ chế chia sẻ lợi ích bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ?

Cơ quan nhà nước và các bên liên quan nào (NGOs, cộng đồng, khu vực tư nhân) tham gia vào việc quản lý tài nguyên thiên nhiên? Hội Liên hiệp Phụ nữ có vai trò gì?

REDD+ và các hệ sinh thái | 74

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành bình đẳng và hiệu quả lồng ghép giới vào giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)