CÁC HỆ THỐNG DỰ BÁO VÀ CẢNH BÁO SỚM: CÂU HỎI ĐẶT RA

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành bình đẳng và hiệu quả lồng ghép giới vào giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu (Trang 94 - 95)

CÂU HỎI ĐẶT RA

Ai phụ trách việc xây dựng và quản lý Hệ thống Dự báo và Cảnh báo Sớm? Phụ nữ có tham gia vào các giai đoạn: tổng hợp, xử lý, phổ biến và theo dõi thông tin không?

Phụ nữ và nam giới có cơ hội tiếp cận bình đẳng với thông tin thời tiết, khí hậu, thiên tai và các thông tin khác có liên quan không? Thông tin có đến được với các nhóm đặc biệt có nguy cơ rủi ro cao như phụ nữ nghèo, các hộ gia đình có chủ hộ là phụ nữ, người già, phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ sống ở vùng sâu vùng xa, phụ nữ có thai...?

Các nhóm khác nhau có hiểu và hành động dựa trên thông tin này không? Trình độ biết chữ tác động đến việc hiểu và hành động như thế nào? Họ có khả năng (vd. có nguồn lực hoặc sự cho phép của xã hội) để thực hiện những hành động phù hợp không?

Nam giới và phụ nữ sử dụng nguồn thông tin nào, qua kênh nào hoặc phương tiện truyền thông nào nhiều nhất? Vào thời điểm nào trong ngày?

Phụ nữ và nam giới có cơ hội tiếp cận bình đẳng với công nghệ thông tin không (đài, tivi, điện thoại, loa phóng thanh...)?

Thông tin hoặc thông điệp có được chia sẻ với cộng đồng, đáp ứng nhu cầu khác nhau của nam giới và phụ nữ không? Phụ nữ có hiểu và áp dụng được không?

Tiến hành khảo sát nhỏ về ‘Kiến thức Thái độ Thực hành’ (xem Công cụ trong chương Giáo dục, nâng cao Nhận thức và Thay đổi hành vi) để tìm hiểu cách nam giới và phụ nữ tiếp cận, sử dụng và chia sẻ thông tin trong hộ gia đình và cộng đồng. Để nhấn mạnh sự đa dạng (tuổi, dân tộc, tình trạng khuyết tật) của nam giới và phụ nữ, thiết kế hồ sơ người dùng tin hoặc phân loại hộ gia đình, nhằm thể hiện sự khác nhau giữa các nhóm người dùng tin.

Tổ chức đóng vai cộng đồng để tìm hiểu cách lan truyền thông tin dự báo hoặc cảnh báo sớm trong cộng đồng và hộ gia đình.

Lập sơ đồ ‘dây chuyền cảnh báo sớm’ từ nguồn thông tin đến sử dụng thông tin bởi các thính giả khác nhau. Các thông tin trong sơ đồ cần tách theo giới.

Khuyến khích Hội Liên Hiệp Phụ nữ tham gia đánh giá các phương pháp, địa điểm, thời gian phù hợp nhất để cung cấp thông tin cảnh báo sớm.

Hợp tác với chính quyền địa phương điều chỉnh các nội dung và thông điệp cảnh báo để nam giới và phụ nữ có thể hiểu được, lưu ý đến cách hành vi ứng xử của phụ nữ và nam giới.

Tổ chức kiểm tra nhiều lần để đảm bảo thông điệp nhạy cảm giới và không thể hiện định kiến.

Phối hợp với chính quyền địa phương thử nghiệm các kênh truyền tin và cách truyền tin khác nhau (trực tiếp, bản tin, đài, tivi, điện thoại, đóng kịch, các câu lạc bộ giảm nhẹ rủi ro thiên tai trường học...). Tuyên truyền vận động áp dụng cách mà người dùng tin là nữ hoặc nam ưa thích.

Khuyến khích sự tham gia của các nhà truyền thông (giáo viên, người lãnh đạo trong cộng đồng, nhà sư...) để đưa thông tin đến với nam giới và phụ nữ ở vùng sâu vùng xa hoặc những nơi không có loa. Tập huấn về giới cho các nhà truyền thông đó.

Thiết lập mạng lưới truyền thông và học tập cho phụ nữ, khuyến khích thường xuyên đánh giá hiệu quả và tính bình đẳng của hệ thống cảnh báo sớm.

Khuyến khích phụ nữ là nhà khoa học, phóng viên truyền thanh/truyền hình, cán bộ khuyến nông, các thành viên tổ chức đoàn thể, giáo viên tham gia vào tất cả các hoạt động của hệ thống cảnh báo sớm.

Tạo sự hỗ trợ cần thiết cho phụ nữ để họ có thể hành động dựa trên các thông tin cảnh báo.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành bình đẳng và hiệu quả lồng ghép giới vào giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)