CÁC HOẠT ĐỘNG BĐKH-GNRRTT Ở TRƯỜNG HỌC: CÂU HỎI ĐẶT RA

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành bình đẳng và hiệu quả lồng ghép giới vào giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu (Trang 150 - 151)

HỌC: CÂU HỎI ĐẶT RA

Trẻ em trai và trẻ em gái có vai trò gì trong các hoạt động chính khóa và ngoại khóa về BĐKH/GNRRTT (và nội dung khác) ở trường? Các em có tham gia vào các hoạt động một cách bình đẳng không và các rào cản tiềm tàng đối với việc tham gia là gì?

Các thầy giáo và cô giáo có tham gia một cách bình đẳng vào các hoạt động BĐKH-GNRRTT của trường không? Rào cản đối với giáo viên tham gia vào các hoạt động là gì (vd. họ có thể kết hợp với các trách nhiệm khác như việc nhà, chăm sóc con cái và kiếm sống không)?

Giáo viên có kiến thức và kỹ năng gì để giải quyết các vấn đề về giới trong trường học? Họ dùng chiến lược gì để các em trai và các em gái có thể tham gia một cách bình đẳng?

Trường sẵn có các hệ thống và quy định nào để thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho trẻ em gái? Các hệ thống và quy định có được cả học sinh nữ và học sinh nam ủng hộ không?

Các thầy giáo và cô giáo có cơ hội tiếp cận bình đẳng với hoạt động đào tạo về BĐKH-GNRRTT và giới không? Các tài liệu giáo dục BĐKH-GNRRTT dùng trong trường có tính bao hàm giới và cập nhật không? Các tài liệu có nhấn mạnh vai trò tích cực và bình đẳng cho các học sinh nam và học sinh nữ không? Các tài liệu có được điều chỉnh cho phù hợp với giới tính, độ tuổi, lớp học, và hoàn cảnh kinh tế xã hội khác nhau không...? Các tài liệu giáo dục BĐKH-GNRRTT có được thiết kế và thử nghiệm với sự tham gia bởi đa dạng (lứa tuổi, dân tộc, và tình trạng khuyết tật) nam/nữ học sinh, thầy cô giáo không?

Tổ chức khảo sát nhanh với bài tập có sự tham gia sáng tạo (vd. trò chơi) lôi cuốn nam và nữ học sinh, thầy giáo và cô giáo tham gia để hiểu hơn về vai trò của các học sinh nam và nữ trong các hoạt động BĐKH- GNRRTT trong nhà trường.

Tiến hành khảo sát ‘Kiến thức Thái độ Thực hành’ (xem phần Công cụ ở cuối chương này để hiểu về kiến thức, thái độ và thực hành của các thầy, cô giáo.

Thu thập dữ liệu về tỷ lệ đi học đúng tuổi của trẻ em trai và trẻ em gái, tỷ lệ đi học và tỷ lệ bỏ học, thông tin được phân tách theo giới và lớp học, để cung cấp thông tin cho các hoạt động của anh/chị.

Thúc đẩy các chính sách và kế hoạch hành động trường học an toàn: an toàn trước thảm họa và bạo lực... Đảm bảo học sinh nam và nữ được giao nhiều vai trò trong các hoạt động BĐKH-GNRRTT. Rỡ bỏ rào cản đối với sự tham gia của các trẻ em gái.

Đặt ra mục tiêu bắt buộc về số cô giáo tham gia vào các lớp đào tạo BĐKH-GNRRTT và tham gia vào các hoạt động đào tạo BĐKH-GNRRTT ở trường. Gỡ bỏ rào cản để các cô giáo có thể tham gia.

Lập kế hoạch cho các hoạt động chính khóa và ngoại khóa để các giáo viên và các thành viên cộng đồng có thể tham gia vào các hoạt động của nhà trường (vd, phụ huynh), những người phải làm các việc khác như lao động kiếm tiền, làm việc nhà hoặc trông trẻ cũng có thể tham gia.

Đào tạo và nâng cao nhận thức cho các thầy, cô giáo và các thành viên cộng đồng tham gia vào các hoạt động trường học: (vd. phụ huynh) về BĐKH-GNRRTT, các chiến lược khuyến khích học sinh nam và nữ tham gia bình đẳng vào phát triển kỹ năng sống nhạy cảm về giới, gồm cả hỗ trợ về tâm lý xã hội. Cung cấp thông tin về biện pháp giải quyết các vấn đề bạo lực giới.

Lôi cuốn nam/nữ học sinh, thầy cô giáo vào việc thiết kế và thử nghiệm các tài liệu giáo dục BĐKH-GNRRTT mới hoặc cập nhật. Rà soát và điều chỉnh các tài liệu giáo dục BĐKH-GNRRTT để đảm bảo vai trò đa dạng của các học sinh nam và học sinh nữ, và các học sinh khác nhau nhận được mức độ thông tin khác nhau theo tuổi, lớp, giới tính hoặc hoàn cảnh kinh tế xã hội.

Tuyên truyền vận động Bộ Giáo dục và Đào tạo (ở tất cả các cấp) áp dụng các hoạt động và chương trình BĐKH- GNRRTT có tính đến yếu tố giới.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành bình đẳng và hiệu quả lồng ghép giới vào giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu (Trang 150 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)