TỔ CHỨC PHÁP LÝ HOẶC THỂ CHẾ PHỤC VỤ: CÂU HỎI ĐẶT RA

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành bình đẳng và hiệu quả lồng ghép giới vào giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu (Trang 80 - 81)

CÂU HỎI ĐẶT RA

Chính sách và quy định nào nói về sự tiếp cận của nam giới và phụ nữ với các tài nguyên thiên nhiên?

Đã có những thể chế, pháp lý và những quy định nào rồi? Các văn bản này có lồng ghép giới không?

Phụ nữ có được đại diện trong các nhóm đồng quản lý, nhóm sử dụng không? Quan điểm của phụ nữ có được thể hiện không? Phụ nữ có thể ra quyết định cùng với nam giới không?

Các cơ quan tham gia có trình độ nhận thức về giới ở mức nào và làm thế nào để cải thiện trình độ nhận thức của họ?

Nhu cầu và vai trò của phụ nữ có được lồng ghép vào việc quản lý, tài liệu hóa và kế hoạch chi trả không...? Sự đóng góp của phụ nữ (vd vào việc bảo vệ/ giám sát rừng...) có được ghi nhận và được đưa vào cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng không?

Pháp lý và thể chế có đem lại lợi ích cho nam giới và phụ nữ một cách bình đẳng hay không? Làm cách nào để cải thiện điều này?

Tăng cường đại diện cả hai giới một cách cân bằng hoặc đưa ra một tỷ lệ phụ nữ và nam giới tham gia vào các nhóm đồng quản lý và trong ban quản lý. Tạo điều kiện để phụ nữ ở vị trí lãnh đạo và đảm bảo sự đại diện của phụ nữ trong khi lựa chọn thành viên cho các nhóm đồng quản lý.

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về vai trò của phụ nữ trong việc QLTNTN và các cơ hội lãnh đạo thông qua các hoạt động đào tạo, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi.

Phối hợp với các cơ quan/tổ chức liên quan nhằm nâng cao năng lực lồng ghép giới ở cấp độ chương trình và cấp độ tổ chức, thông qua mạng lưới học tập và đào tạo ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.

Thiết lập cơ chế biểu quyết (bí mật) với ít nhất 2/3 thành viên nhóm có mặt khi tiến hành biểu quyết để đảm bảo kết quả biểu quyết có giá trị).

Xây dựng cơ chế phản hồi ẩn danh và giải quyết tranh chấp để phụ nữ và nam giới có thể tham gia.

Đào tạo cho phụ nữ để họ có thể đảm nhận những vai trò lãnh đạo và chuyên môn trong QLTNTN và các hoạt động như du lịch sinh thái.

Tăng cường các phương án sinh kế chinh thức và phi chính thức cho phụ nữ tham gia QLTNTN. Nâng cao nhận thức và giáo dục cho phụ nữ về QLTNTN bền vững, khai thác bền vững.

Thiết lập cơ chế giám sát do cộng đồng chủ trì theo dõi nam giới và phụ nữ tham gia vào và hưởng lợi từ các sáng kiến.

Khuyến khích các đại diện phụ nữ của các hộ gia đình tham gia vào đội tuần tra cộng đồng (bảo tồn rừng và các khu tự nhiên ...).

Đảm bảo phụ nữ được tham gia, có quyền ra quyết định trong vai trò đồng quản lý tại các cuộc họp nhóm cộng đồng.

Khuyến khích Hội Liên hiệp Phụ nữ có vai trò và nhiệm vụ tích cực trong việc QLTNTN.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành bình đẳng và hiệu quả lồng ghép giới vào giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)