SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG: CÂU HỎI ĐẶT RA

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành bình đẳng và hiệu quả lồng ghép giới vào giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu (Trang 146 - 147)

TRUYỀN THÔNG: CÂU HỎI ĐẶT RA

Phụ nữ và nam giới có cơ hội tiếp cận bình đẳng với thông tin thời tiết, khí hậu, thiên tai và các thông tin khác có liên quan không? Thông tin có đến được với các nhóm đặc biệt có nguy cơ cao như phụ nữ nghèo, các hộ gia đình có chủ hộ là phụ nữ, người già, phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ sống ở vùng sâu vùng xa, phụ nữ có thai... không?

Nam giới và phụ nữ có chia sẻ thông tin với các thành viên khác trong hộ gia đình và trong cộng đồng không (chia sẻ với ai và như thế nào)?

Có những nguồn thông tin nào – những kênh hoặc phương tiện truyền thông nào phụ nữ và nam giới thường xuyên sử dụng nhất? Vào thời điểm nào trong ngày?

Ai quyết định nội dung thông điệp hoặc thông tin? Phụ nữ có được tham gia quyết định không?

Anh/chị có biết nam giới và phụ nữ thích kênh thông tin và truyền thông nào, thông điệp, loại thông tin, nguồn thông tin nào... không

Nam giới và phụ nữ có cơ hội tiếp cận bình đẳng với công nghệ thông tin không (đài, điện thoại, tivi, loa phóng thanh...)? Loại phương tiện truyền thông nào dễ tiếp cận nhất đối với phụ nữ? Với nam giới?

Thông tin hoặc thông điệp chia sẻ cho cộng đồng có được điều chỉnh để phù hợp với nam giới hoặc phụ nữ không? Phụ nữ có thể hiểu và sử dụng được không?

Các thông điệp truyền thông có dùng các từ ngữ nhạy cảm về giới hoặc có thể hiện định kiến về giới trong nội dung thông điệp không?

Tiến hành khảo sát nhỏ về ‘Kiến thức Thái độ Thực hành’ (xem Công cụ ở cuối chương này) để tìm hiểu cách nam giới và phụ nữ tiếp cận, sử dụng và chia sẻ thông tin trong hộ gia đình và cộng đồng. Thiết kế hồ sơ người dùng tin hoặc phân loại hộ gia đình, nhằm thể hiện sự đa dạng (tuổi, dân tộc, tình trạng khuyết tật) của nam giới và phụ nữ, và các nhóm người dùng tin.

Tổ chức đóng vai cộng đồng để tìm hiểu cách lan truyền thông tin trong cộng đồng và hộ gia đình. Lập sơ đồ ‘dây chuyền thông tin và truyền thông’ từ nguồn cung cấp thông tin đến sử dụng thông tin bởi các khán thính giả khác nhau, có xét đến khía cạnh giới.

Mời Hội Liên hiệp Phụ nữ tham gia đánh giá các chiến lược tốt nhất cho việc nâng cao nhận thức và TTTĐHV. Mời các chuyên gia giới tham gia vào các hoạt động truyền thông, mời chuyên gia về truyền thông và thay đổi hành vi tham gia vào phân tích giới (xem chương Giới).

Khuyến khích phụ nữ là nhà khoa học, phóng viên truyền thanh/truyền hình, cán bộ khuyến nông, các thành viên tổ chức đoàn thể, giáo viên tham gia vào tất cả các hoạt động.

Phối hợp với chính quyền địa phương để thử các kênh và các định dạng phổ biến thông tin khác nhau. Tuyên truyền vận động sử dụng những biện pháp mà cả nam giới và phụ nữ cùng ưa thích.

Hợp tác với chính quyền địa phương điều chỉnh thông tin và thông điệp để nam giới và phụ nữ có thể hiểu được, lưu ý đến xu hướng hành vi ứng xử của phụ nữ và nam giới.

Khuyến khích sự tham gia của các nhà truyền thông (giáo viên, người lãnh đạo trong cộng đồng, nhà sư...) để đưa thông tin đến với nam giới và phụ nữ ở vùng sâu vùng xa hoặc những nơi không có loa. Tập huấn về giới cho các nhà truyền thông đó.

Sử dụng các hoạt động TTGDTT/TTTĐHV về BĐKH-GNRRTT để vừa gỡ bỏ những định kiến về giới và vừa khuyến khích thay đổi hành vi, mở đường cho việc nâng cao vị thế cho phụ nữ.

Thiết lập các mạng lưới thông tin và học tập cho phụ nữ, thường xuyên giám sát và đánh giá tính hiệu quả, khả năng tiếp cận và tính công bằng của các hoạt động nâng cao nhận thức và truyền thông thay đổi hành vi. Đảm bảo truyền thông có tính nhạy cảm giới, khuyến khích vai trò đa dạng của phụ nữ và nam giới và không khẳng định định kiến.

Tạo điều kiện hỗ trợ cần thiết để phụ nữ hành động theo các chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức giới, thay đổi hành vi và truyền thông.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành bình đẳng và hiệu quả lồng ghép giới vào giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu (Trang 146 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)