THIÊN TAI: CÂU HỎI ĐẶT RA
Ai phụ trách việc dự trữ trong hộ gia đình, trong cộng đồng?
Ai thực hiện cấp phát hàng cứu trợ khi thiên tai xảy ra? Hội Liên hiệp Phụ nữ có tham gia không?
Phụ nữ và nam giới có được tiếp cận bình đẳng với các nguồn lực dự trữ không?
Nam giới và phụ nữ có quyền bình đẳng quyết định về việc ai sẽ nhận hàng cứu trợ khi xảy ra thiên tai không?
Số lượng và cơ cấu hàng dự trữ có dựa vào nhu cầu khác nhau của nam giới, phụ nữ, trẻ em gái và trẻ em trai trong và sau khi xảy ra thiên tai không?
Phụ nữ cần được tham gia vào việc lập kế hoạch phòng ngừa trong cộng đồng và hộ gia đình, đảm bảo họ được hỏi ý kiến về nhu cầu và số lượng các loại mặt hàng lương thực thực phẩm và các đồ dùng khác.
Dự trữ đủ lượng hàng hóa để đáp ứng những nhu cầu cụ thể của phụ nữ, như phục vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục, vệ sinh, cho con bú, chăm sóc sức khỏe bà mẹ. Gắn hướng dẫn sử dụng các mặt hàng này với nhiều định dạng khác nhau, gồm sử dụng trực quan, và tập huấn khi cần thiết.
Cung cấp thông tin cho mọi người trong cộng đồng về sự sẵn có, cách tiếp cận và thành phần của hàng dự trữ... Đặc biệt chú ý thông tin cho nhóm người có nhiều nguy cơ rủi ro nhất.
Phụ nữ góp phần vào việc phân phối các mặt hàng lương thực thực phẩm hoặc đồ dùng khác, với điều kiện không làm tăng gánh nặng không cần thiết cho phụ nữ hoặc nam giới.
Tiến hành nâng cao nhận thức hoặc đào tạo về nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Lồng ghép các cuộc nói chuyện về dinh dưỡng cho phụ nữ trong các hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ và Chính quyền địa phương như chiến dịch vận động về nước sạch.