Phân tích hiện tượng gia tăng số lượng nhân vật hoạt kê

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kiểu nhân vật trong tiểu thuyết dư hoa (Trang 127 - 129)

6. Cấu trúc của luận án

4.1.2. Phân tích hiện tượng gia tăng số lượng nhân vật hoạt kê

Về việc xác định nhân vật cụ thể thuộc kiểu nhân vật hoạt kê, số lượng, vai trò của nhân vật trong mỗi tiểu thuyết của Dư Hoa, chúng tôi đã thể hiện trong bảng thống kê ở Phụ lục 2. Do trong quá trình xây dựng nhân vật, có lúc Dư Hoa sẽ kết hợp cả hai sắc thái thẩm mĩ: cái hài và cái bi nên một số nhân vật đã từng xuất hiện trong bảng thống kê kiểu nhân vật bi kịch sẽ tái xuất hiện ở bảng thống kê này.

Riêng tiểu thuyết Huynh đệ, chúng tôi xét đến một “nhân vật” đặc biệt là “nhân vật đám đông” với vai trò tương đương một nhân vật cụ thể. Sở dĩ như vậy vì đây tuy là một tập hợp nhân vật nhưng thường xuất hiện thành nhóm, nhóm này có một diện mạo, ngôn ngữ, hành vi rất đặc trưng.

Quan sát các nhân vật và số liệu trong bảng thống kê, chúng tôi có một số nhận xét khái quát sau:

Ngoại trừ mười bốn nhân vật thọt ngố mù điếc làm “chuyên viên cao cấp”, các nhân vật còn lại trong bảng thống kê đều không có bất thường về ngoại hình, nghề nghiệp. Điều đó có nghĩa là hầu hết nhân vật hoạt kê trong tiểu thuyết Dư Hoa đều là những con người rất bình thường, gần gũi. Trong khi đó, để gây cười, nhân vật hoạt kê thường là những kẻ ngốc nghếch, bất tài, vụng về, kì quặc, bất thường (đội lốt anh hùng, nhân tài, phi thường). Đặc điểm này là một biểu hiện của định hướng “tân tả thực” trong sáng tạo nhân vật nhằm mục đích hướng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Đây là điểm đặc biệt trong tiểu thuyết Dư Hoa. Nó cho thấy nhà văn đã phát hiện và khai thác cái hài hước, nực cười ở trong mọi hiện tượng, con người của đời sống thường ngày.

Theo thống kê của chúng tôi, số nhân vật hoạt kê chiếm 29% trên tổng số các nhân vật trong Gào thét trong mưa bụi, 6% trong Sống, 8% trong Chuyện Hứa Tam

nhân vật chính trong ba trên bốn bộ tiểu thuyết. Như vậy, so với truyện ngắn của Dư Hoa giai đoạn trước, trong các bộ tiểu thuyết giai đoạn này, kiểu nhân vật hoạt kê xuất hiện thường xuyên hơn, giữ vai trò quan trọng hơn. Nếu trước đây, trong các truyện ngắn, người đọc thật hiếm hoi để bắt gặp tiếng cười dù là tiếng cười chua chát thì giờ đây, nhân vật hoạt kê trở thành công cụ không thể thiếu trong mỗi tiểu thuyết. Đây là một dấu hiệu cho thấy nhà văn đã thiết lập một mối quan hệ mới với cuộc sống. Thay vì mối quan hệ "thù địch", Dư Hoa đã nhìn cuộc sống bằng thái độ hài hước. Nó không chỉ là hệ quả của sự thay đổi một cái nhìn mà còn là sự chủ động của nhà văn nhằm cân bằng sinh thái của truyện kể - cân bằng với những căng thẳng trong tác phẩm giai đoạn trước và cân bằng với những bi kịch, phi lý trong từng câu chuyện được kể. Có thể mượn nhận định của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp để nói về quá trình chuyển đổi này của Dư Hoa: "Khi mới bắt đầu viết, nhà văn hay bi kịch hóa các vấn đề. Nhà văn thường trầm trọng thêm các vấn đề, tác phẩm vì thế trở nên gai góc, điều đó bộc lộ khí uất ngút trời, bộc lộ tư chất thiên bẩm ghét cái xấu, cái ác của nhà văn… Trải qua năm tháng, với sự từng trải và kinh nghiệm sống, nhà văn sẽ cởi mở hơn, "đời" hơn, hắn bắt đầu cười được. Chỉ khi nào tố chất hài kịch xuất hiện ở trong tác phẩm của nhà văn lúc ấy mới biết chắc rằng nhà văn có thật là nhà văn hay không" (Cười lên đi). Nhân vật hoạt kê trong tiểu thuyết Dư Hoa vì thế là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy sự chuyển đổi về thái độ, nhận thức và chiến lược tự sự của nhà văn.

Mặc dù trong tiểu thuyết của Dư Hoa, kiểu nhân vật hoạt kê đã thường xuyên xuất hiện nhưng phải đến Huynh đệ (đặc biệt ở phần hai), nhân vật hoạt kê mới chiếm tỉ lệ, vị trí vượt trội và trở nên đầy đặn hơn (74%). Có thể nói, đến phần hai của tiểu thuyết Huynh đệ thì đặc trưng của một tiểu thuyết hoạt kê đã xuất hiện đầy đủ. Hẳn nhiên, điều này không thể tách rời bối cảnh sáng tạo của nhà văn. Bộ tiểu thuyết được sáng tác vào những năm đầu của thế kỉ mới. Đó là thời đại có sự gặp gỡ giữa sự xung đột khốc liệt của những giá trị trong thời buổi kinh tế thị trường và sự phát triển của ý thức dân chủ. Nếu những xung đột giá trị cung cấp nguyên liệu phong phú cho cái hài thì ý thức dân chủ cho phép người viết kéo đối tượng lại gần

mình, ngang với mình, thậm chí đứng trên nó để cười cợt, mỉa mai, tạo điều kiện cho chất hoạt kê được triển khai tối đa.

Rõ ràng, kiểu nhân vật hoạt kê ngày càng thể hiện rõ vai trò và tầm quan trọng của nó trong tổng thể sáng tác của Dư Hoa. Kiểu nhân vật này tạo nên một sức hấp dẫn riêng cho tiểu thuyết của nhà văn.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kiểu nhân vật trong tiểu thuyết dư hoa (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w