Nghĩa của cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cải cách thủ tục hành chính tại sở xây dựng tỉnh cao bằng (Trang 30 - 33)

Trong điều kiện chuyển đổi cơ chế kinh tế, Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đối với việc cải cách TTHC nhằm đáp ứng các yêu cầu dịch vụ, phục vụ xã hội và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả cơng tác CCHC, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo triển khai nghiêm túc việc thực hiện Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015 ban hành Kế hoạch đơn giản hóa TTHC trọng tâm năm 2015 và Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 về việc tăng cường

trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN các cấp trong công tác cải

cách TTHC.

Trong tiến trình cải cách hành chính, vấn đề cải cách thủ tục hành chính ln được Chính phủ quan tâm. Vì TTHC khơng chỉ liên quan đến cơng việc của các cơ quan hành chính mà cịn liên quan mật thiết đến các tổ chức, công

dân. Các quyền và nghĩa vụ của mọi công dân đã được quy định ở Hiến pháp hay ở các bộ luật, cũng như các yêu cầu, nguyện vọng của họ có được thực hiện hay không? Thực hiện như thế nào đều phải thơng qua TTHC do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà nước quy định và trực tiếp giải quyết.

Cải cách TTHC nhằm đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch, công bằng trong khi giải quyết cơng việc hành chính; loại bỏ những rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân.

Thủ tục hành chính được hiểu là trình tự, cách thức thực hiện và yêu cầu điều kiện hồ sơ do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền quy định để giải quyết từng công việc cụ thể liên quan đến các nhân, tổ chức. TTHC có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân. TTHC liên quan không chỉ đến công việc nội bộ của một cơ quan, một cấp chính quyền, mà cịn đến các tổ chức và công dân trong mối quan hệ với Nhà nước. Các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp hay ở các văn bản pháp luật có được thực hiện hay không? Thực hiện như thế nào? Về cơ bản, đều phải thông qua TTHC do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà nước quy định và trực tiếp giải quyết. Thông qua việc cải cách TTHC sẽ gỡ bỏ những rào cản về TTHC đối với môi trường kinh doanh và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện TTHC.

Việc công khai, minh bạch TTHC tạo cơ sở cho quá trình thực hiện và tăng cường khả năng giám sát thực thi công vụ của nhân dân, các tổ chức, cá nhân, thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ của mình và đồng thời các cơ quan hành chính nhà nước cũng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Thực hiện tốt mơ hình “một cửa”, “một cửa liên thơng” - nơi tập chung

và là đầu mối tiếp nhận và giải quyết TTHC của cơ quan, đơn vị. Nhằm tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, phịng ban liên quan, đảm bảo tính thơng suốt của TTHC. Thực hiện mơ hình một cửa đã tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và cơng dân, đơn giản hóa các TTHC, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, cơng sức; đồng thời, điều chỉnh một bước về tổ chức bộ máy và đổi mới, cải tiến chế độ làm việc và quan hệ cơng tác trong cơ quan hành chính nhà nước.

Cải cách TTHC nhằm làm cho bộ máy quản lý nhà nước thực hiện tốt ba vấn đề sau:

Thứ nhất, Quan hệ căn bản giữa nhân dân và chính quyền trong hoạt động hành chính. Thủ tục cần được sửa đổi sao cho đừng gây những khó khăn khơng cần thiết. những phí phạm tiền bạc và thì giờ, vừa phù hợp với khả năng và trách nhiệm của cơ quan hành chính, vừa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Thứ hai, Quyền lợi hỗ tương giữa người dân và chính quyền trong việc phát triển kinh tế. Làm sao giải phóng cho người dân thốt khỏi một hệ thống hành chính “nhiều giấy tờ phức tạp”.

Thứ ba, Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính quyền. Làm sao giảm bớt các phương thức liên hệ trong mọi công tác, quy định rõ mối quan hệ giữa các cơ quan, giữa trung ương và địa phương.

Có thể nói, việc cải cách TTHC có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, đây là một giải pháp quan trọng góp phần đạt

được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Không những vậy, thực hiện tốt cơng tác cải cách TTHC nói chung cịn góp phần tăng cường năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước, kỹ năng, nghiệp vụ hành chính, cũng như tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính nhằm xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Mặt khác, cơ chế "một cửa”, “một cửa liên thông" đã điều chỉnh mối quan hệ giữa nhân dân và công chức, tạo cơ chế giám sát, quản lý của nhân dân đối với cơ quan nhà nước, giữa lãnh đạo với cán bộ, công chức thuộc quyền, thể hiện rõ bản chất của công tác cải cách thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cải cách thủ tục hành chính tại sở xây dựng tỉnh cao bằng (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)