Lĩnh vực quy hoạch xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cải cách thủ tục hành chính tại sở xây dựng tỉnh cao bằng (Trang 71 - 76)

X ử lý gi ải quyết hồ sơ

2.3.3.2. Lĩnh vực quy hoạch xây dựng

Lĩnh vực Quy hoạch xây dựng là một trong những lĩnh vực phức tạp, việc xây dựng quy hoạch chung, quy hoạch vùng cần nguồn kinh phí lớn, nhiều thời gian, Cao Bằng là tỉnh nghèo, việc lập quy hoạch hiện nay gặp rất

khó khăn.Do vậy, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh: cấp địa điểm xây dựng; cấp phép xây dựng cơng trình,…

Lĩnh vực Quy hoạch xây dựng gồm có 14 thủ tục hành chính, trong đó:

có 11 Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh và 03 thủ tục thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng, cụ thể như sau:

Một là, Thủ tục thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh:

+ Chấp thuận địa điểm xây dựng và tuyến xây dựng cơng trình;

+ Thẩm định nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng và nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch vùng;

+ Thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng vùng và đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng;

+ Thẩm định nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị và nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung đô thị;

+ Thẩm định đồ án Quy hoạch chung đô thị và đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đô thị;

+ Thẩm định nhiệm vụ Quy hoạch phân khu và nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch phân khu;

+ Thẩm định đồ án Quy hoạch phân khu và đồ án điều chỉnh quy hoạch

phân khu;

+ Thẩm định nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết và nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết;

+ Thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết và đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết;

+ Giấy phép quy hoạch;

+ Thẩm định dự tốn chi phí lập quy hoạch xây dựng.

Hai là, TTHC thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng bao gồm 03 TTHC

+ Cấp chứng chỉ quy hoạch (đối với khu vực đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500);

+ Thoả thuận kiến trúc quy hoạch cơng trình (với khu vực chưa có quy

hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500);

+ Thoả thuận quy hoạch tuyến xây dựng cơng trình hạ tầng đơ thị. Trong giai đoạn 2011-2015, kết quả giải quyết TTHC trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng của Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng như sau:

Bảng 2.3: Kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực quy hoạch xây dựnggiai đoạn 2011-2015 của Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng

Năm

Tổng số hồ sơ tiếp nhận và giải quyết

Số hồ sơ nhận Số hồ sơ đã giải quyết đúng hẹn Tỷ lệ % Số hồ sơ giải quyết không đúng hẹn Tỷ lệ % 2011 162 158 97,5 4 2,5 2012 148 141 95,3 7 4,7 2013 194 172 88,7 22 11,3 2014 96 91 94,8 5 5,2 2015 120 111 92,5 9 7,5

(Nguồn: Báo cáo thống kêtại phòng tiếp nhận và trảkết quả hồ sơ từ năm 2011 đến năm 2015của Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng)

Các số liệu ở trên cho thấy TTHC trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng cũng được thực hiện khá tốt. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hẹn đạt từ 92,5%

đến 97,5%. Hồ sơ giải quyết khơng đúng hẹn vẫn cịn nhiều chiếm tỷ lệ từ

2,5% đến 11,3% do công tác quy hoạch và triển khai quy hoạch còn nhiều bất cập.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã có quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng được UBND tỉnh phê duyệt, toàn bộ các đơ thị trên địa bàn hành chính tỉnh đều đã có quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch chung đơ thị để đảm bảo tính định hướng cho phát triển đô thị, làm cơ sở quan

trọng để triển khai các bước tiếp theo về phân cấp phân loại đô thị. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh, hệ thống đơ thị Cao Bằng phát triển cịn chậm, đa số các đơ thị đang trong giai đoạn hồn thiện các tiêu chí đơ thị loại V do khó khăn về nhiều mặt đặc biệt là do thiếu kinh phí.

Đến năm 2015 tỉnh Cao Bằng có 15 đơ thị gồm 01 thành phố và 14 thị trấn trên tổng số 13 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Trong đó:

Thành phố trực thuộc tỉnh: 01 Thành phố Cao Bằng là đô thị loại III (đã được Bộ Xây dựng công nhận tại quyết định số 926/QĐ-BXD ngày 18/10/2010).

Đô thị loại V là thị trấn huyện lỵ gồm: 12 đô thị. Cụ thể: thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc; thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm; thị trấn Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình; thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh; thị trấn Thông Nông, huyện Thông Nông; thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An; thị trấn Thanh Nhật, huyện Hạ Lang; thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Uyên; thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hịa; thị trấn Đơng Khê, huyện Thạch An.

Đô thị loại V chuyên ngành cấp huyện: 02 (thị trấn Tà Lùng - đô thị cửa khẩu và thị trấn Tĩnh Túc - đô thị Công nghiệp).

Công tác lập quy hoạch trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã được chú trọng, tuy nhiên, việc lập quy hoạch chưa huy động được nguồn lực xã hội hóa, chủ yếu vẫn cấp từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng và trật tự xây dựng theo quy định, gây nhiều khó khăn cho cơng tác quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch và trật tự xây dựng; cụ thể như: Do nhiều khu vực chưa có quy hoạch được phê duyệt nên việc lập dự án đầu tư xây dựng tại các khu vực này cần thực hiện thủ tục chấp thuận địa điểm của cấp có thẩm

quyền, gây khó khăn về việc thực hiện đầu tư xây dựng của các nhà đầu tư; Do nhiều khu vực chưa được lập quy hoạch nên công tác cấp phép quy hoạch, cấp phép xây dựng cho các dự án đầu tư xây dựng cịn gặp nhiều khó khăn do chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện việc cấp phép; Theo quy

định của Luật Xây dựng và Luật quy hoạch đô thị, việc lập dự án đầu tư xây dựng và cấp phép xây dựng cần căn cứ quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tuy nhiên do chi phí lập quy hoạch chi tiết 1/500 khá lớn, ngân sách nhà nước chưa đủ đáp ứng để thực hiện, do

đó gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế - xã

hội tại địa phương.

Bên cạnh đó, một số quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đơ thị lại khơng thể thực hiện được do khó khăn và kinh phí và cơ chế thực hiện. Cụ thể như quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị, quy hoạch thoát nước, quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật và một số quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khác. Trong thực tế, nhiều mảng trong hạ tầng kỹ thuật muốn quản lý tốt phải có quy hoạch, nhưng khơng thể làm được việc này thì rất khó để quản lý. Khơng có quy hoạch cụ thể về hạ tầng kỹ thuật đô thị, cụ thể như đối với quy hoạch mạng lưới thoát nước: hệ thống cống thoát nước (một mảng trong hạ tầng kỹ thuật) trên địa bàn huyện, thành phố gần như khơng thể khẳng định đâu là cống trục chính, đâu là trục phụ và việc đấu nối của các dự án, cơng trình đi sau gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Chính vì vậy, việc giải quyết các TTHC trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập.

Tuy nhiên, Cơng tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng trong những năm qua đã có chuyển biến tương đối tích

cực, chất lượng các đồ án quy hoạch ngày một nâng cao, cơ bản đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cải cách thủ tục hành chính tại sở xây dựng tỉnh cao bằng (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)