Điều kiện tự nhi ên xã hội của tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cải cách thủ tục hành chính tại sở xây dựng tỉnh cao bằng (Trang 45 - 47)

- Vị trí địa lý: Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.690,72 km², chiếm 2,12% diện tích cả nước. Phía Bắc và Đơng Bắc giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), có đường biên giới dài 311 km, phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Đơng Nam giáp tỉnh Lạng Sơn. Là tỉnh miền núivùng cao biên giới, xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Bắc và cả nước nhưng Cao Bằng lại có ba cửa khẩu là Tà Lùng, Hùng Quốc và Sóc Hà. Đây là lợi thế quan trọng, tạo điều kiện cho tỉnh giao lưu kinh tế với bên ngoài, nhất là Trung Quốc.

- Dân số: dân số trung bình của tỉnh Cao Bằng năm 2007 là 523 nghìn

người, mật độ dân số 78 người/km2. Trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc, đơng nhất là dân tộc Tày chiếm 42,54%; dân tộc Nùng chiếm 32,86%; dân tộc Dao chiếm 9,63%; dân tộc Mông chiếm 8,45%; dân tộc Kinh chiếm 4,68%; dân tộc Sán Chay chiếm 1,23%; dân tộc Lô Lô chiếm 0,39%; dân tộc Hoa chiếm 0,033%; dân tộc Ngái chiếm 0,013%; các dân tộc khác chiếm 0,18%.

- Đặc điểm địa hình: Địa hình Cao Bằng chia cắt mạnh và phức tạp, hình thành 4 tiểu vùng kinh tế sinh thái: tiểu vùng núi đá vơi ở phía Bắc và Đông Bắc chiếm 32%, tiểu vùng núi đất ở phía Tây và Tây Nam chiếm 18% tiểu vùng núi đất thuộc thượng nguồn Sông Hiến chiếm 38%, tiểu vùng bồn địa thị xã Cao Bằng và huyện Hồ An dọc Sơng Bằng chiếm 12% diện tích tự nhiên của tỉnh.

- Khí hậu: Khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đơng Bắc. Có tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới.

- Tài ngun thiên nhiên:

+ Tài nguyên đất: Hiện nay, tồn tỉnh có khoảng 140.942 ha đất có khả năng phát triển nơng nghiệp, chiếm 21% diện tích tự nhiên.

+ Tài nguyên rừng: Hiện trên địa bàn tỉnh chủ yếu là rừng nghèo, rừng non mới tái sinh, rừng trồng và rừng vầu nên trữ lượng gỗ ít.

+ Tài nguyên khống sản: Cao Bằng có nguồn tài ngun khống sản đa dạng, đến cuối năm1999, trên địa bàn tỉnh đã đăng ký 250 mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản.

- Tiềm năng kinh tế: Cao Bằng gồm có 12 huyện, 01 thành phố (Tháng 10/2010 Thị xã Cao Bằng dược công nhận là đô thị loại III. Ngày 26/9/2012, thị xã Cao Bằng được nâng cấp lên Thành phố). Trong đó có 8 huyện giáp với biên giới Trung Quốc. Cao Bằng có nhiều cửa khẩu thơng thương với Trung Quốc tạo thuận lợi giao lưu, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hố. Bên cạnh đó nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cũng là tiền đề để phát triển ngành công nghiệp của tỉnh.

- Tiềm năng du lịch: Cao Bằng có nhiều tiềm năng về du lịch cả tự nhiên và nhân văn với những di tích lịch sử, văn hố được xếp hạng như di tích Pắc Bó, Lam Sơn, khu rừng Trần Hưng Đạo, khu di tích lịch sử Đơng Khê, hầm pháo đài thị xã, thác Bản Dốc, động Ngườm Ngao, hồ Thang

Hen,…và các cửa khẩu.

- Về kinh tế - xã hội: giai đoạn 2010 - 2015 (tăng trưởng kinh tế của

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt bình quân 9,2%/năm, bằng 82% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội thứ XVII; thu nhập bình quân đầu người đạt 20,8 triệu đồng;

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảmdần tỷ trọng nông, lâm,

ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, trong đó,

cơng nghiệp, xây dựng tăng từ 20% lên 20,4%, dịch vụ tăng từ 47,7% lên 51,3%; nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 32,3% xuống 27,62% so với năm

2010.

+ Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2015 đạt trên 1.280 tỷ đồng, tăng gấp 02 lần so với năm 2010, bình quân tăng 17%/năm. Chi ngân sách địa phương đảm bảo đúng chế độ, tập trung cao hơn cho đầu tư phát triển, tốc độ tăng bình quân 9%/năm

+ Quan tâm thực hiện tốt cơng tác xóa đói giảm nghèo, đã cơ bản hồn thành chương trình giảm hộ nghèotheo tiêu chí của Tỉnh, đầu năm 2011, tồn thị xã còn 1.488 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 4,4%, đến cuối năm 2015 đã giảm được 1.242 hộ. Hiện nay còn 246 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 0,62% tổng số hộ trên địa bàn (theo KH đến năm 2015 là dưới 1%).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cải cách thủ tục hành chính tại sở xây dựng tỉnh cao bằng (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)