X ử lý gi ải quyết hồ sơ
2.2.3. Kết quả c ải cách thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực 1 L ĩnh vực xây dựng
2.2.3.1. Lĩnh vực xây dựng
Đây là một vấn đề nhạy cảm khi mà hiện nay công tác quản lý ngày càng được tăng cường và có hiệu lực thì vấn đề tiêu cực thường lại bắt đầu từ yếu tố mang tính kỹ thuật.Việc áp dụng sai định mức kinh tế kỹ thuật ở các dự án, công tác thiết kế dư thừa độ bền, tăng vật liệu, công tác thẩm định thiết kế kỹ thuật cũng là một vấn đề bức xúc: thiếu cán bộ có đủ trình độ năng lực cho từng ngành nghề xây dựng trong công tác thẩm định, thiếu chuyên viên quản lý kinh tế trong lĩnh vực thẩm định dự án, tổng dự toán,... đã dẫn tới các giá trị dự tốn cơng trình lớn hơn thực tế sử dụng (tất nhiên chúng ta loại trừ yếu tố do trình độ khoa học, kỹ thuật hoặc việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong đầu tư xây dựng mà làm tăng giá trị cơng trình. Khi cơ chế xin - cho trong đầu tư đang tồn tại thì một số khơng nhỏ cơng chức làm cơng tác thanh tốn có tư tưởng cửa quyền, ban phát gây phiền nhiễu trong công tác thẩm định. Chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về chất lượng cơng trình. Ngoài các ban quản lý chuyên ngành như giao thông, thủy lợi và một số dự án đã quen làm xây dựng cơ bản. Trong khi đó một số ngành dọc trực thuộc Trung ương thường được chỉ định làm chủ đầu tư. Họ ít am hiểu về thủ tục, trình quản lý xây dựng cơ bản. Do vậy trong công tác quản lý xây dựng cơ bản còn hạn chế, đặc biệt là cơng tác chất lượng cơng trình xây dựng, họ thường phó thác cho thiết kế, tư vấn giám sát và thi công.
Lĩnh vực xây dựng là một lĩnh vực rất rộng, gồm có 32 thủ tục hành
chính (trong đó có 14 TTHC về cấp phép xây dựng), cụ thể như sau:
- Có 02 TTHC thuộc thẩm quyền phê duyệtcủa UBND tỉnh:
+ Thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật sử dụng vốn ngân sách Nhà nước (đối với các cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, khu du lịch, khu di sản và bảo tồn di tích…). Nhu cầu giải quyết thủ tục hành
chính này là nhiều.
+ Thẩm định điều chỉnh tổng mức đầu tư cơng trình lập báo cáo kinh tế
- kỹ thuật sử dụng vốn ngân sách Nhà nước;
- Có 30 TTHC thuộc thẩm quyền quyết định của Sở Xây dựng:
+ Thẩm định điều chỉnh báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng cơng trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước (đối với các cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, khu du lịch, khu di sản và bảo tồn di tích, cụm cơng nghiệp địa phương và các cơng trình khác do chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu);
+ Thẩm tra thiết kế trong trường hợp Sở Xây dựng trực tiếp thẩm tra; + Thẩm tra thiết kế trong trường hợp Sở Xây dựng không trực tiếp thẩm tra (chỉ định tư vấn thẩm tra hoặc giao chủ đầu tư tự lựa chọn tư vấn thẩm tra);
+ Tiếp nhận thơng báo thơng tin về cơng trình của chủ đầu tư và thông báo kiểm tra giai đoạn thi công cơng trình (nếu có);
+ Kiểm tra cơng tác nghiệm thu đưa cơng trình vào sử dụng;
+ Tạm dừng thi công và cho phép tiếp tục thi công thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng;
+ Tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với dự án đầu tư xây dựng cơng trình (đối với các dự án đầu tư xây dựng nhóm B, nhóm C: cơng trình dân dụng, cơng nghiệp vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị);
+ Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;
+ Cấp lại hoặc bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (Trường hợp chứng chỉ hành nghề hết hạn, bổ sung nội dung, rách, nát, mất).
+ Cấp điều chỉnh giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài; (Từ khi
cơng bố đến nay, chưa có tổ chức, cá nhân đề nghị).
+ Cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngồi là tổ chức nhận thầu các gói thầu thuộc dự án nhóm B,C; (Từ khi cơng bố đến nay, chưa có tổ chức, cá nhân đề nghị).
+ Cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là cá nhân thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng; (Từ khi cơng bố đến nay, chưa có tổ chức, cá nhân đề nghị).
+ Cấp chứng chỉ kỹ sư định giá hạng 2;
+ Cấp chứng chỉ kỹ sư định giá hạng 1 (trường hợp từ hạng 2 lên hạng
1);
+ Cấp chứng chỉ kỹ sư định giá hạng 1 (trường hợp không qua hạng 2); + Cấp chứng chỉ kỹ sư định giá hạng 1 (trường hợp bị rách nát, mất).
Về Cấp giấy phép xây dựng: Bao gồm 14 TTHC, cụ thể:
+ Cấp giấy phép xây dựng cơng trình khơng theo tuyến (cấp đặc biệt, cấp I, cấp II trên địa bàn tỉnh và cơng trình khơng theo tuyến từ cấp III trở xuống tại một số tuyến đường phố chính trong Thành phố Cao Bằng);
+ Cấp giấy phép xây dựng cơng trình theo tuyến trong đơ thị (Cấp đặc biệt, cấp I, cấp II trên địa bàn tỉnh và cơng trình theo tuyến từ cấp III trở xuống tại một số tuyến đường phố chính trong Thành phố Cao Bằng);
+ Cấp giấy phép xây dựng cơng trình tơn giáo, tín ngưỡng;
+ Cấp giấy phép xây dựng cơng trình tượng đài, tranh hồnh tráng (Trừ phần mỹ thuật);
+ Cấp giấy phép xây dựng cơng trình quảng cáo (Đối với cơng trình quảng cáo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Quảng cáo, có chiều cao từ 28 m trở lên);
+ Cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn;
+ Cấp giấy phép xây dựng cho dự án; Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ (Từ 8 tầng trở lên trên địa bàn tỉnh và nhà ở riêng lẻ tại một số tuyến đường phố chính trong Thành phố Cao Bằng);
+ Cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo cơng trình (Thuộc thẩm quyền cấp
phép);
+ Cấp giấy phép xây dựng tạm (Tại một số tuyến đường phố chính trong Thành phố Cao Bằng);
+ Điều chỉnh giấy phép xây dựng (Thuộc thẩm quyền cấp phép);
+ Gia hạn giấy phép xây dựng (Thuộc thẩm quyền cấp phép); + Cấp lại giấy phép xây dựng (Thuộc thẩm quyền cấp phép);
+ Cấpgiấy phép di dời cơng trình.
Hạn chế: Do văn bản pháp luật về lĩnh vực xây dựng đã được sửa đổi, tuy nhiên lĩnh vực xây dựng quá rộng lớn và phức tạp, do vậy thời gian ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật theo Kế hoạch đã khơng đảm bảo. Chính vì vậy, rất khó khăn cho triển khai, thực hiện. Cụ thể như: Luật Xây dựng đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày 18 tháng 6 năm 2014. (Có hiệu lực hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015); Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2016 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng (có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 8 năm 2015); Tuy nhiên, Thông tư hướng dẫn thực hiện chưa được ban hành. Do vậy, Sở Xây dựng chưa thể triển khai xây dựng dự thảo văn bản QPPL và
trình tỉnh quyết định ban hành điều chỉnh Quyết định số 1881/2009/QĐ-
định quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Chính vì vậy, chưa thể cơng bố TTHC để thực hiện; Đặc biệt, hiện có 02
TTHC là Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; Cấp lại hoặc bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (Trường hợp chứng chỉ hành nghề hết hạn, bổ sung nội dung, rách, nát, mất). Hiện đang dừng cấp, do quy định thay đổi (Luật Xây dựng 2014); Do vậy, Sở Xây dựng đang chờ Thông tư hướng dẫn thực hiện đối với 02 thủ tục này;
Chất lượng hồ sơ của các tổ chức, cá nhân còn thấp, còn sửa nhiều. TTHC trong lĩnh vực xây dựng rất phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau, hơn nữa các quy định này hay thay đổi, tác động mạnh đến đời sống xã hội, đến người dân và doanh nghiệp. Không những vậy, việc xây dựng không phép, lấn chiếm đất công, vi phạm chỉ giới xây dựng,… đang đặt ra cho các cấp quản lý những vấn đề nóng bỏng cần phải giải quyết. Chính vì vậy, nếu thủ tục trong lĩnh vực này đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi và minh bạch sẽ tạo mơi trường pháp lý tốt cho những nhà đầu tư nhưng ngược lại nếu thủ tục này rườm rà, phức tạp, không rõ ràng, không minh bạch sẽ gây khó khăn, phiền hà trong quá trình đầu tư và tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của đất đất nước.
TTHC trong cấp phép xây dựng được xác định là một trong những thủ tục được quan tâm, tập trung cải cách. Vấn đề nóng bỏng nhất trong lĩnh vực xây dựng hiện nay vẫn là TTHC trong cấp phép xây dựng, việc xây dựng không phép, lấn chiếm đất công, vi phạm chỉ giới xây dựng, … đang đặt ra cho các cấp quản lý trong lĩnh vực này những vấn đề cần giải quyết. Trong
thời gian qua, qua kiểm tra, rà sốt các cơng trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Cao Bằngđã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm không phép, trái phép và vi
phạm các quy định khác liên quan đến các quy định của nhà nước trong quản lý xây dựng.Việc đa số người dân không muốn thực hiện quyền, trách nhiệm
của mình trong việc xin cấp phép xây dựng có rất nhiều lý do khác nhau, nhưng tựu chung lại là những bất cấp về thủ tục hành chính, cụ thể các thủ tục về cấp phép còn rườm rà, quy định chồng chéo, không thống nhất giữa các văn bản và thiếu tính đồng bộ. Thực tế người dân khi xây dựng là cứ khởi công trước rồi mới xin cấp phép xây dựng. Khi thanh tra, kiểm tra phát hiện thì việc xây quá tầng, sai quy định sảy ra khá phổ biến gây khó khăn trong cơng tác xử lý phạt, tháo dỡ phần xây không đúng quy định. Hơn nữa mức phạt cịn thấp, chưa có tính răn đe.
Nhìn chung, công tác cải cách TTHC trong lĩnh vực xây dựng tại Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến rõ rệt. Việc công bố, công khai TTHC tại trụ sở Sở Xây dựng và trên Trang thông tin điện tử của Sở đã được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, trình độ, năng lực của công chức tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở chỉ là kiêm nhiệm, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Việc nhận hồ sơ chủ yếu do chuyên viên các phịng chun mơn xuống kiểm tra và nhận, do lĩnh vực xây dựng rất rộng, mang tính chun mơn cao. TTHC về cấp phép xây dựng tuy đã được cải cách và đơn giản hơn so với năm 2013 trở về trước. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều khó khăn,bất cập trong việc giải quyết TTHC trong lĩnh vực này, việc cấp phép xây dựng nhà còn nhiều vướng mắc liên quan đến các
TTHC về đất đai như khó chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Chính vì vậy khơng thể câp phép xây dựng; Hơn nữa do các vị trí xin cấp phép xây dựng không phù hợp với quy hoạch đất ở mà là quy hoạch đất dịch vụ, đất cây xanh hoặc đất nông nghiệp,… Do vậy không thể cấp giấy phép; chất lượng hồ sơ của các tổ chức, cá nhân còn thấp, cịn phải sửa rất nhiều dẫn đến khó khăn trong triển khai, thực hiện.
Bảng 2.2. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng giai đoạn 2011 - 2015
Năm
Tổng số hồ sơtiếp nhận và giải quyết Số hồ sơ nhận Số hồ sơ đã giải quyết đúng hẹn Tỷ lệ % Số hồ sơ giải quyết không đúng hẹn Tỷ lệ % 2011 561 537 95,7 24 4,3 2012 617 590 95,6 27 4,4 2013 386 375 97,2 11 2,8 2014 454 438 96,5 16 3,5 2015 428 409 95,6 19 4,4
(Nguồn: Báo cáo thống kê tại phòng tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ từ năm 2011 đến năm 2015của Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng)
Các số liệu trên cho thấy, việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng tại Bộ phận một cửa của Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng được được thực hiện cơ bản đảm bảo đúng thời gian quy định. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hẹn đạt từ 95,6% đến 97,2%. Tuy nhiên số lượng hồ sơ đến không đồng đều theo nhu cầu phát triển về hạn tầng của tỉnh hàng năm là khác nhau. Hồ sơ giải quyết khơng đúng hẹn vẫn cịn chiếm tỷ lệ từ 2,8% đến 4,4% do quy định về lĩnh vực này thường xuyên thay đổi, gây khó khăn, vướng mắc trong q trình giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá
nhân.
Nhìn chung, TTHC trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn cịn tồn tại một số khó khăn, bất cập cần tiếp tục khắc phục nhằm tạo mơi trường đầu tư thơng thống trong
giai đoạn Hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay.