CÂN BẰNG THỊ TRƢỜNG 1 Trạng thái cân bằng

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô TS. Trần Thị Hòa (Trang 35 - 36)

III/ Câu hỏi thảo luận chƣơng

2.3 CÂN BẰNG THỊ TRƢỜNG 1 Trạng thái cân bằng

2.3.1 Trạng thái cân bằng

1. Khái niệm điểm cân bằng: cân bằng là một trạng thái của thị trường mà ở đó lượng

Tác động qua lại giữa cung và cầu xác định giá và sản lượng hàng hoá, dịch vụ được mua và bán trên thị trường. Đường cầu cho biết lượng hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua tại các mức giá khác nhau và đường cung cho biết số lượng hàng hoá mà các hãng muốn bán tại các mức giá khác nhaụ Khi tất cả mọi người tham gia vào thị trường có thể mua hoặc bán một lượng bất kỳ mà họ mong muốn, chúng ta nói rằng thị trường trong trạng thái cân bằng. Đó là trạng thái mà cả người mua và người bán đều không thích thay đổi hành vi của họ.Mức giá mà người mua muốn mua và người bán muốn bán theo ý của họ được gọi là mức giá cân bằng.Sản lượng được mua và bán tại mức giá cân bằng gọi là lượng cân bằng.

2. Xác định trạng thái cân bằng bằng đồ thị.

(1) Để xác định trạng thái cân bằng của thị trường bằng đồ thị trục tung phản ánh giá, trục hoành phản lượng hàng hoá. Vẽ đường đường cung, đường cầu một loại hàng hoá nào đó trên cùng một hệ trục P,Q. Đường cung cắt đường cầu tại đâu đấy chính là điểm cân

bằng (điểm E).

Tại điểm ( E) lượng cung bằng với lượng cầu Q*

= QD = QS, xác định mức giá cả chung, giá thị trường P = P*

.

(2) Xác định cân bằng thị trường bằng toán học

Chúng ta cũng có thể xác định cân bằng thị trường bằng công cụ toán học nhờ việc sử dụng các phương trình cung cầụ Gọi phương trình cung là Qs = f(P) và phương trình cầu Qd = g(P). Giải phương trình Qs = Qd hay f(P) = g(P) ta sẽ thu được giá trị cân bằng và lượng cân bằng.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô TS. Trần Thị Hòa (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)