Giá và sản lƣợng trong cạnh tranh độc quyền

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô TS. Trần Thị Hòa (Trang 134 - 135)

MC = Thay đổi của tổng sản lượng ∆Q

P MC ATC 10 M

5.4.2 Giá và sản lƣợng trong cạnh tranh độc quyền

Trong cạnh tranh độc quyền mỗi hãng sản xuất ra các sản phẩm khác nhau. Do đó đường cầu đối với từng hãng là đường nghiêng xuống dưới về bên phảị Nghĩa là nếu hãng

nâng giá lên đôi chút hãng sẽ mất đi một ít khách hàng chứ không phải là toàn bộ và ngược lại nếu hãng giảm giá đi một chút hãng sẽ thu được thêm một ít khách hàng chứ không phải là toàn bộ khách hàng của đối thủ. Điều này hoàn toàn khác với cạnh tranh hoàn hảo khi đường cầu đối với một hãng là đường nằm ngang.

Vậy giá và sản lượng được xác định như thế nàỏ Câu trả lời theo quy tắc tối đa hoá lợi nhuận. Một hãng cạnh tranh độc quyền sẽ sản xuất ở mức sản lượng tại đó chi phí cận biên bằng với doanh thu cận biên.

P MC ATC P0 C0 MR D O Q0 Q

Hình 5.11 Trạng thái cân bằng ngắn hạn của hãng cạnh tranh độc quyền

P MC P’ G ATC MR D’ D Q O Q’ Q*

Hình 5.12 Trạng thái cân bằng dài hạn của hãng cạnh tranh độc quyền

Trên hình vẽ 5.11 ta thấy mức sản lượng mang lại lợi nhuận tối đa là Q0 được xác định bằng đường giao điểm của đường chi phí cận biên và doanh thu cận biên. Mức giá được xác định là OP0 và lợi nhuận đơn vị là P0 và C0.

Tuy nhiên trong thời gian dài nhiều hãng mới xâm nhập vào thị trường làm cho giá

bán thấp xuống, lợi nhuận sẽ tiến đến 0. Điều này được minh hoạ bằng hình vẽ 5.12. Khi

nhiều hãng mới xuất hiện, thị trường của hãng bị co hẹp lạị Điều này được minh hoạ bằng sự dịch chuyển của đường cầu D về phía bên trái đến D’. Hãng sẽ sản xuất tại mức Q’ và đặt giá bằng P’= ATC. Lợi nhuận kinh tế của hãng sẽ biến mất. Hình vẽ này cũng minh hoạ tình trạng công suất dư thừa của hãng cạnh tranh độc quyền. Đó là vì hãng sản xuất tại mức Q’ thấp hơn mức Q*ứng với mức sản lượng có ATC thấp nhất.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô TS. Trần Thị Hòa (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)