- EDP= 1x 3/7 = 3/7 và độ lớn của ED
E Dx, y: Là hệ số co giãn của cầu đối với giá hàng hoá liên quan Qx : Là l ượng của hàng hoá X.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƢƠNG
(1) Cầu: Số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định, ceteris paribus. Cầu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau như thu nhập, thị hiếu dân số, giá hàng hoá liên quan và kỳ vọng. Nếu các điều kiện khác không thay đổi, khi giá hàng hoá tăng lên, lượng cầu đối với hàng hoá giảm xuống. Sự thay đổi giá bản thân hàng hoá gây ra sự vận động dịch theo đường cầụ Sự thay đổi các nhân tố khác giá làm cho đường cầu dịch chuyển. Đường cầu thị trường là tổng của các đường cầu cá nhân theo chiều ngang.
(2) Cung: Số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định, ceteris paribus. Cung phụ thuộc vào các yếu tố khác như công nghệ sản xuất, giá yếu tố đầu vào, số lượng người sản xuất, chính sách thuế và các kỳ vọng. Nếu các điều kiện khác không thay đổi, giá hàng hoá tăng lên thì lượng cung tăng lên. Sự thay đổi giá bản thân hàng hoá gây ra sự vận động dọc theo đường cung. Sự thay đổi các nhân tố khác giá làm dịch chuyển đường cung. Đường cung thị trường là tổng các đường cung cá nhân theo chiều ngang.
(3) Cân bằng thị trƣờng: Sự tương tác của cung và cầu xác định giá và lượng cân bằng trên thị trường. Tại mức giá cao hơn giá cân bằng sẽ xuất hiện dư thừa hàng hoá, giá sẽ có xu hướng giảm xuống.Tại mức giá thấp hơn giá cân bằng sẽ xuất hiện thiếu hụt hàng hoá, giá sẽ tăng.
(4) Sự thay đổi trạng thái cân bằng: Một sự thay đổi của yếu tố không phải là giá của hàng hoá sẽ làm cho đường cung hoặc đường cầu dịch chuyển. Một trạng thái cân bằng mới sẽ được thiết lập.
(5) Sự can thiệp của Chính phủ: Chính phủ có thể làm thay đổi trạng thái cân bằng
của thị trường bằng cách can thiệp vào thị trường làm thay đổi đường cung hoặc đường cầụ Chính phủ đặt giá trần hoặc giá sàn sẽ làm xuất hiện dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hoá.
(6) Điều kiện áp dụng mô hình cung cầu: Mô hình cung cầu là một công cụ rất mạnh để hiểu biết và giải thích các thay đổi trên thị trường khi các nhân tố thay đổị Tuy nhiên, mô hình này thích hợp với điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo trong đó rất nhiều
người mua và người bán, sản phẩm giống nhau, thị trường có thông tin hoàn hảo và chi phí giao dịch thấp.
(7) Độ co giãn của cầu theo giá: Độ co giãn của cầu là mức thay đổi phần trăm của
lượng cầu chia cho mức thay đổi phần trăm của giá. Độ lớn của độ co giãn của cầu càng lớn, độ phản ứng của lượng cầu với mức thay đổi của giá càng lớn. Khi mức thay đổi phần trăm của lượng cầu nhỏ hơn mức thay đổi phần trăm của giá, cầu không co giãn.Khi mức thay đổi phần trăm của lượng cầu bằng mức thay đổi phần trăm của giá, cầu co giãn đơn vị. Và khi mức thay đổi phần trăm của lượng cầu nhỏ hơn mức thay đổi phần trăm của giá, cầu co giãn.
Độ co giãn phụ thuộc vào sự sẵn có của hàng hoá thay thế, tỷ lệ thu nhập chi dùng cho hàng hoá và khoảng thời gian từ khi giá thay đổị
Nếu cầu co giãn >1 thì giá giảm dẫn đến tổng doanh thu tăng. Nếu cầu co giãn nhỏ hơn 1 giá tăng doanh thu giảm. Nếu cầu co giãn đơn vị, giá giảm dẫn đến tổng doanh thu không đổị Và nếu cầu không co giãn, giá giảm dẫn đến tổng doanh thu giảm.
(8) Độ co giãn của cầu với giá cả hàng hoá liên quan: Độ co giãn chéo của cầu được tính là mức thay đổi phần trăm của lượng cầu một hàng hoá chia cho mức thay đổiphần trăm của giá hàng hoá khác. Độ co giãn chéo của cầu theo giá hàng hoá thay thế là dương và theo giá hàng hoá bổ sung là âm.
(9) Độ co giãn của cầu theo thu nhập được tính là mức thay đổi phần trăm của lượng cầu chia cho mức thay đổi phần trăm của thu nhập. Độ co giãn của cầu theo thu nhập càng lớn, độ phản ứngcủa cầu với mức thay đổi nhất định của thu nhập càng lớn. Khi độ co giãn theo thu nhập trong khoảng từ 0 đến 1 cầu không co giãn theo thu nhập và khi thu nhập tăng, phần trăm của thu nhập chi dùng cho hàng hoá đó giảm. Khi độ co giãn của thu nhập lớn hơn 1, cầu co giãn theo thu nhập chi dùng cho hàng hoá đó cũng tăng. Khi độ co giãn của thu nhập nhỏ hơn 0, cầu giảm khi thu nhập tăng (và hàng hoá là hàng hoá thứ cấp).
(10) Co giãn trong ngắn hạnvà dài hạn.
Khi phân tính cung, cầu điều quan trọng là phải phân biệt rõ ngắn hạn và dài hạn. Nói cách khác, nếu chúng ta đặt câu hỏi cung và cầu sẽ thay đổi bao nhiêu ứng với mối biến động của giá, thì chúng ta cần làm rõ khoảng thời gian cho phép là bao nhiêu kể từ khi có thay đổi của giá đến khi đo lường những thay đổi về lượng cung hoặc lượng cầụ Nếu chúng ta chỉ cho phép chỉ có một khoảng cách thời gian ngắn, thì vấn đề điều chỉnh của cung và cầu cũng khác nhiều với thời gian dài hơn. Việc khác nhau như thế nào hoàn toàn vào loại sản phẩm phục vụ nhu cầu nào của người tiêu dùng, và từ đó người tiêu dùng có thể điều chỉnh hành vi, thái độ của mình đối với sự tác động tới nhu cầụ
CÁC THUẬT NGỮ THEN CHỐT
Cầu Demand
Lượng cầu Quantity demand
Đường cầu Demand curve
Cung Supply
Lượng cung Quantity supply
Đường cung Supply curve
Giá cân bằng Equilibrum price
Lượng cân bằng Equilibrum quantity
Hàng hóa thay thế Substitutes
Hàng hóa bổ sung Complements
Hàng hóa bình thường Normal goods
Hàng hóa cấp thấp Inferior goods
Hàng hóa xa xỉ Luxury goods
Hàng hóa thiết yếu Necessities
Dư thừa Surplus
Thiếu hụt Shortage
Giá trần Price Ceilings
Giá sàn Price Floors
Thuế hàng hóa Excise Tax
Cầu co giãn Elastic demand
Cầu co giãn đơn vị Unitary elastic demand
Cầu không co giãn Inelastic demand
Cầu hoàn toàn không co giãn Perfectly elastic demand Co giãn của cầu theo giá Price elasticity of demand Co giãn của cầu theo thu nhập Income elasticity of demand Co giãn chéo của cầu Cross elasticity of demand
Giá Price
Sản lượng Quantity
Tổng doanh thu Total revenue
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG
1. Phân biệt các khái niệm cầu, lượng cầu đối với hàng hoá. 2. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hoá.
3. Phân biệt các khái niệm cung, lượng cung đối với hàng hoá. 4. Cân bằng thị trường, sự tự điều chỉnh của thị trường.
5. Phân tích tác động của chính sách giá trần và giá sàn của Chính phủ.
6. Phân tích tác động của chính sách thuế đến người sản xuất và người tiêu dùng. 7. Điều kiện áp dụng mô hình cung cầu
8. Cho biết khái niệm, ý nghĩa và công thức tính độ co giãn của cầu với giá 9. Hãy chỉra các nhân tố ảnh hưởng tới độ co giãn của cầu với giá.
10. Việc sử dụng độ co giãn của cầu đối với giá có lợi thế gì so với việc sử dụng độ dốc của đường cầu khi đo lườngphản ứng của lượng cầu của một hàng hóa đối với sự thay đổi của giá?
11. Mối quan hệ giữa tổng doanh thu và giá phụ thuộc vào giá trị độ co giãn của cầu theo giá như thế nàỏ
12. Tại sao độ co giãn của cầu theo giá ở các điểm khác nhau trên đường cầu tuyến tính lại khác nhaủ khi nào hãng muốn sản xuất ở điểm mà tại đó cầu co giãn đơn vị. 13. Cho biết khái niệm, ý nghĩa của hệ số co giãn chéo của cầu với giá cả của hàng hóa
khác?
14. Cho biết khái niệm, ý nghĩa, công thức tính hệ số co giãn của cầu với thu nhập. Hãy phân loại các hàng hóa dựa trên độ co giãn của cầu với thu nhập của hàng hóa này 15. Độ co giãn của cung với giá, ý nghĩa và công thức xác định độ co giãn của cung với
giá.
16. Co giãn trong ngắn hạn và dài hạn, ảnh hưởng của nó tới định lượng sự thay đổi của cung, cầu hàng hoá và dịch vụ.