MC = Thay đổi của tổng sản lượng ∆Q
P MC ATC 10 M
5.3.6 Chính sách phân biệt giá của doanh nghiệp độc quyền
Các hãng độc quyền có thể làm tăng lợi nhuận bằng nhiều cách trong đó có việc tìm cách chiếm thặng dư tiêu dùng để tăng lợi nhuận của mình. Các cách thức chiếm thặng dư tiêu dùng của người tiêu dùng làm tăng lợi nhuậncủa mìnhgọi là chính sách phânbiệt giá.
Có nhiều cách phân biệt giá như là đặt giá hai phần, đặt giá theo thời kỳ, đặt giá theo từng thời điểm, bán cả gói, bán theo theo khu vực, giá từng phần,... Dưới đây chúng ta đi sâu
vào phân tích ba cách phân biệt giá phổbiến sau:
P - MC L = L =
(1) Phân biệt giá cấp 1( Phân biệt giá hoàn hảo): Đặt cho mỗi một đơn vị sản phẩm một mức giá bằng mức giá mà người tiêu dùng sẵng sàng trả cho đơn vị sản phẩm đó. Trong trường hợp này, đường cầu cũng chính là đường doanh thu cận biên, vì thế mà sản lượng tối đa hoá lợi nhuận tối đa hoá cho hãng độc quyền là mức sản lượng mà tại đó MC = P. Nhờ phân biệt giá cấp 1, lợi nhuận của hãng độc quyền sẽ tăng thêm một mức là phần thặng dư tiêu dùng cộng thêm với phần mất không do thế lực độc quyền gây rạ
(2) Phân biệt giá cấp 2: Thực hiện phân biệt giá bằng cách chia sản lượng của sản lượng bán ra thành các khối lượng khác nhau, đặt giá cho mỗi khối lượng bán một mức giá. Việc phân biệt giá cấp 2 thường được áp dụng trong độc quyền tự nhiên. Khi thưchiện phân
biệtgiá cấp hai thì số lượng bán tăng lên, chi phí sản xuất của doanh nghiệp giảm xuống, làm
cho lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng, lợi ích của người tiêu dùng cũng tăng.
(3) Phân biệt giá cấp 3: Nhà độc quyền đặt các mức giá khác nhau cho các nhóm
khách hàng khác nhau ( thị trường khác nhau) sao cho doanh thu cận biên của khu vực thị trường này đúng bằng với chi phí cận biên của doanh nghiệp. Nhờ phân biệt giá cấp 3 mà các hàng độc quyền chiếm được thặng dư tiêu dùng của những khách hàng có cầu không co giãn mà vẫn bán được những sản phẩm của mình cho những khách khàng có cầu co giãn với giá.
5.4 CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN