- EDP= 1x 3/7 = 3/7 và độ lớn của ED
E Dx, y: Là hệ số co giãn của cầu đối với giá hàng hoá liên quan Qx : Là l ượng của hàng hoá X.
3.3.1 Cân bằng của ngƣời tiêu dùng
Chúng ta xem xét trường hợp đơn giản nhất đó là tiêu dùng một loại hàng hoá X. Người tiêu dùng có thể mua hànghoá X hoặc cất tiền di hay nói cách khác là phải lựa chọn. Người tiêu dùng có thể gia tăng mức độ thoả mãn của mình mỗi lần anh ta mua một sản phẩm X mà đối với sản phẩm đó, lợi ích tăng thêm (MU) lớn hơn là chi phí tăng thêm (MC) phát sinh do việc mua sản phẩm đó. Như thế, nếu MU>MC, việc mua một số sản phẩm hay dịch vụ sẽ gia tăng tổng lợi ích (TU).Ngược lại, nếu lợi ích tăng thêm, thu được lại nhỏ hơn, chi phí tăng thêm MU<MC thì việc mua sản phẩm đó là điều kém khôn ngoan. Người tiêu dùng sẽ thôi mua các đơn vị sản phẩm tăng thêm khi đã đạt đến mức mà ở đó lợi ích cận biên (MU) do sản phẩm đem lại vừa bằng với chi phí cận biên (MC), giá mua sản phẩm đó tức là MU= MC=P. Bởi vì người tiêu dùng có xu hướng tự nhiên là mua một số lượng sản phẩm ở mức thoảmãn cho điều kiện này, cho nên người ta thường gọi mức ấy là điểm cân bằng của người tiêu dùng. Trong điều kiện này thì người tiêu dùng sẽ ở trạng thái cân bằng khi lợi ích
biên của X lớn hơn giá của nó, người tiêu dùng có thể làm tăng lợi ích cho mình bằng cách
mua thêm X. Ngược lại, nếu như lợi ích cận biên của X nhỏ hơn giá của nó, người tiêu dùng có thể tăng thêm lợi ích bằng cách giảm bớt tiêu dùng X. Như vậy, người tiêu dùng thu được lợi ích tối đa khi MUx= Px (lợi ích cận biên bằng với giá hàng hoá).
Khi người tiêu dùng sử dụng nhiều hàng hoá, điều kiện cân bằng của người tiêu dùng là tỷ số giữa lợi ích cận biên và giá của hàng hoá là bằng nhaụ
Đây là quy tắc cung cấp cho người tiêu dùng khung mẫu để phân bổ tối ưu thu nhập của mình cho các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhaụ Quy tắc này nói lên rằng người tiêu dùng có lý trí sẽ mua mỗiloại hàng hoá cho đến khi tỷ lệ giữa lợi ích tăng thêm thu được so với giáphải trả là bằng nhau cho mỗi loại hàng hoá. Hay nói cách khác, lợi ích cận biên phát sinh do mỗi đơn vị tiền tệ chi ra phải là như nhau đối với mỗi loại hàng hoá. Tất nhiên hạn chế cơ bản của tiếp cận này vẫn là dựa vào khái niệm lợi ích đo được mà trên thực tế đây là một giả định rất không thực và quá hạn hẹp.
Quay trở lại ví dụ đã nêu trên với đường biểu diễn lợi ích cận biên (MU) ở hình 3.4 và
phải tính đến các chi phí cận biên dùng để mua thêm các đơn vị nước cam. Nếu bạn có thể mua nước cam theo giátrị trên thực đơn, thì chi phí gia tăng thêm hay chi phí cận biên của mỗi cốc nước cam đối với bạn đều bằng giá bán một cốc nước cam (P). Nếu giá P không đổi, thì giá và chi phí cận biên như nhaụ
Người tiêu dùng theo đuổi mục tiêu tối đa hoá dụng ích sẽmua số lượng nước cam ở mức thoả mãn cho điều kiện nêu trên: MU=MC =P. Nếu một đơn vị tiền tệ nào đó (1đồng, 1000 đồng, hay 1 đô la Mỹ…) lại cũng được định nghĩa là một “đơn vị” lợi ích, thì rất dễ dàng quy đổi đường biểu diễn lợi ích cận biên mang màu sắc tâm lý chủ quan của hình 3.3
thành một đường biểu diễn lượng cầu mang tính khách quan.
Trong hình 3.6 chúng ta lại lần nữa biểu diễn lợi ích cận biên. Bây giờ ta hãy thay đổi giá mua nước cam và quan sát cách ứng xử của người tiêu dùng.Nếu giá nước cam là 4000
đồng, anh ta sẽ mua 1 cốc nước cam, vì MU=MC(=P) ở số lượng đó.(Chú ý ta quy đổi 4000 đồng thành 4 đơn vị 1000 đồng). Nếu giá thay đổi còn 3000 đồng, người tiêu dùng sẽ mua 2 cốc nước cam, ở mức giá 2000 đồng, anh ta sẽ mua 3 cốc nước cam và cuối cùng ở giá 1000 đồng người tiêu dùng người tiêu dùng sẽ mua 4 cốc nước cam. Như vậy, chúng ta có được một mối quan hệ giữa giá và lượng cầu - tức là đã xây dựng được một đường cầụ Tương quan khách quan này có thể được suy diễn ra từ đường biểu diễn lợi ích cận biên (MU) hàm chứa trong đó, bằng cách cho phép người tiêu dùng cực đại hoá mức độ thoả mãn của mình ở các mức giá thay đổi khác nhau và quan sát hành vi mua sắm của anh tạ Đường mà trước đây trong hình 3.2 ta gọi là đường biểu diễn lợi ích cận biên (MU) giờ đây trở thành đường biểu diễn số lượng mỗi sản phẩm mà người tiêu dùng sẽ mua ở mỗi mức giá nhất định.
Người tiêu dùng đề ra quyết định mua sắm như trên là nhằm mục tiêu cực đại hoá lợi ích trong tâm trí, bằng cách tuân thủ quy tắc MU= MC (lợi ích cận biên bằng với chi phí cận biên hay giá hàng hoá), quy tắc này cho người tiêu dùng biết khi nào thì người tiêu dùng mua được số lượng tối ưu của một sản phẩm.
Bảng 3.3 Biểu cầu Giá P(1000) 1 2 3 4 5 6 Lượng cầu Q 4 3 2 1 0 0 P (ngàn đồng /đơn vị) MU MC=P =4000đ MC=P=3000đ MC=P=2000đ MC=P=1000đ
Đườngcầu (MU)
0 1 2 3 4 5 Sản lượng
Hình 3.6 Đường cầu dốc xuống của người tiêu dùng