- EDP= 1x 3/7 = 3/7 và độ lớn của ED
E Dx, y: Là hệ số co giãn của cầu đối với giá hàng hoá liên quan Qx : Là l ượng của hàng hoá X.
3.3.2 Tối đa hoá lợi ích khi thu nhập hạn chế
Mục đích của người tiêu dùng là đạt được sự thoả mãn tối đa với thu nhập hạn chế. Việc chi mua của họ đều phải chấp nhận một chi phí cơ hội, vì việc mua hàng hoá này đồng thời sẽ làm giảm cơ hội mua nhiều hàng hoá khác.Vì vậy cần phải quyết định như thế nào để đạt được sự thảo mãn tối đạ
Rõ ràng sự lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng bị ràng buộc bởi nhân tố chủ quan là sở thích của họ và nhân tố khách quan là thu nhập hay ngân sách tiêu dùng và giá sản phẩm.Cơ sở để giải thích sự lựa chọn tiêu dùng là lý thuyết về lợi ích và quy luật cầụ Theo
lý thuyết này người tiêu dùng sẽ dành ưu tiên cho sự lựa chọn sản phẩm có lợi ích lớn hơn. Theo quy luật cầu, việc lựa chọn còn phải xét tới giá thị trường của hàng hoá mà ta cần. Như vậy là phải so sánh lợi ích thấy trước của mỗi sự tiêu dùng với chi phí của nó và việc lựa chọn sản phẩm phải phù hợp nhất với lượng thu nhập có thể có.
Hãy xem xét một ví dụ cụ thể sau đây: Một người tiêu dùng có thu nhập 55.000 đồng để chi tiêu cho 2 hàng hoá X (mua sách) và Y (chơi game). Giá của hàng hoá X là 10.000 đ/1 đơn vị, giá hàng hoá Y là 5.000đ/1 đơn vị. Lợi ích thu được từ việc tiêu dùng tương ứng là
TUx và TUy thể hiện ở Biểu 3.3:
Bảng 3.4 Tổng lợi ích khi tiêu dùng hàng hoá X và Y
Hàng hoá X,Y 1 2 3 4 5 6 7
TUx(Utils) 60 110 150 180 200 206 211
Để trình bày nguyên tắc một cách dễ hiểu, chúng ta tiếp tục sử dụng ví dụ trên sau khi bổ sung vào bảng tính toán sau đây:
Bảng 3.5 Lợi ích cận biên trên một đồng
X TUx MUx MUx/Px Y TUy MUy MUy/Py
1 60 60 6 1 20 20 4 2 110 50 5 2 38 18 3,6 3 150 40 4 3 53 15 3 4 180 30 3 4 64 11 2,2 5 200 20 2 5 70 6 1,2 6 206 6 0,6 6 75 5 1 7 211 5 0,5 7 79 4 0,8
Nếu chỉ xét về mặt lợi ích thì sự lựa chọn tiêu dùng dường như là hiển nhiên bắt đầu từ tiêu dùng hàng hoá X vì lợi ích của cuốn sách đầu tiên là lớn nhất với lợi ích là 60 sau đó vẫn sẽ là hàng hoá X vì lợi ích của cuốn sách thứ hai sẽ mang lại lợi ích tăng thêm là 50, kế tiếp theo vẫnlà tiêu dùng hàng hoá X… và có lẽ sẽ không có đơn vị hàng hoá Y nào sẽ được
muả
Tuy nhiên vấn đề thực tế sẽ phức tạp hơn vì chúng ta còn phải chú ý đến giá của hàng hoá X và Y nữạ Muốn tối đa hoá lợi ích, người tiêu dùng phải chọn hàng hoá cho lợi ích cận biên tối đa trên 1 đơn vị tiền tệ, hay nói cách khác mỗi lần mua họ sẽ lựa chọn hàng hoá nào có lợi ích bổ sung nhiều nhất khi bỏ ra một đồng chi muạ
Áp dụng nguyên tắc Max (MU/P) với ràng buộc ngân sách là 55.000 được và giá hàng hoá X là 10.000đ, giá hàng hoá Y là 5.000 đ. Ta có X*
= 4 và Y*=3 với quá trình phân bổ thu nhập như sau:
Lần mua thứ nhất người tiêu dùng sẽ chọn mua sách do lợi ích cận biên tính trên 1 đồng chi mua là 6 lớn hơn so với lợi ích cận biên tính trên 1 đồng chi chơi game là 4 và lượng lợi ích thu được lần thứ nhất là 60. Tương tự như vậy, các lần lựa chọn sau sẽ là:
Lần mua thứ hai người tiêu dùng chúng ta chọn mua và tổng số tiền chi tiêu cộng dồn là 20.000đ.
Lần mua thứ ba người tiêu dùng đồng thời chọn mua sách và chơi game với tổng số tiền chi tiêu cộng dồn là 35.000đ.
Lần mua thứ tư người tiêu dùng chọn chơi game và tổng số tiền chi tiêu cộng dồn là 40.000đ.
Lần mua thứ năm ngườitiêu dùng đồng thời chọn mua sách và chơi game với tổng số tiền chi tiêu cộng dồn là 55.000đ.
Đến đây thì tổng chi tiêu đúng bằng với ngân sách của chúng ta tức là vừa hết 55.000đ. Như vậy, theo cách phân tích trên, tổng lợi ích thu được lớn nhất với ngân sách hiện có là 4 lầnmua sách và 3 lần chơi gamẹ
Và như vậy có thể thấy việc lựa chọn sản phẩm tối ưu thoả mãn điều kiện cân bằng: MUx/Px= MUy/Py=3 và X.Px+ỴPy=55.000 được
Tổng lợi ích lớn nhất thu được là: TUMax =180+53=233 lớn hơn lợi ích thu được từ bất cứ tập hợp tiêu dùng khả thi nào khác.
3.3.3 Lựa chọn tiêu dùng tối ƣu thông qua đƣờng ngân sách và đƣờng bàng quan