Đối với ảnh hƣởng hƣớng ngoạ

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô TS. Trần Thị Hòa (Trang 176 - 177)

MC = Thay đổi của tổng sản lượng ∆Q

P MC ATC 10 M

7.3.1 Đối với ảnh hƣởng hƣớng ngoạ

Đối với nguyênnhân này có rất nhiều cách để Chính phủ khắc phục. Trong trường hợp có những ảnh hưởng hướng ngoại tích cực, Chính phủ có thể tài trợ hoàn toàn, như chương trình tiêm chủng mở rộng chẳng hạn, hoặc trợ cấp cho các cá nhân thực hiện hoạt động đó. Trong trường hợp được trợ cấp, lợi ích tư nhân cận biên của người thực hiện

hành động đó tăng lên, mức sản lượng do thị trường tạo ra trong trường hợp này sẽ tăng lên gần đến mức hiệu quả.

Đối với ản hưởng hướng ngoại tiêu cực, Chính phủ có thể đưa ra rất nhiều biện pháp khác nhau để tạo ra được mức sản lượng hiệu quả. Chẳng hạn trong trường hợp ô nhiễm, Chính phủ có thể đặt ra chuẩn ô nhiễm, nếu như công nghệ không thể thay thế được thì các doanh nghiệp gây ô nhiễm sẽ buộc phải thu hẹp sản lượng và như vậy mức sản lượng sẽ giảm đến mức sản lượng hiệu quả. Chính phủ cũng có thể thu phí gây ô nhiễm. Với mỗi đơn vị chất thải doanh nghiệp phải trả một khoản phí nhất định. Khoản phí này sẽ được hãng tính đến trong việc ra quyết định sản xuất. Làm cho chi phí cận biên

tăng lên sản lượng sản xuất sẽ giảm xuống gần tới mức hiệu quả.Một cách khác là Chính phủ khắc phục vấn đề ô nhiễmbằng cáchcấp gấy phép xả chất thải có thể chuyển nhượng được. Chính phủ xác định mức chất thải tối ưu, mức ô nhiễm mà tại đó chi phí cận biên

của việc làm giảm ô nhiễm bằng với lợi ích cận biên của nó đem lại rồi phân bổ cho các doanh nghiệp. Những giấy phép này có thể mua bán được vì thế nó tạo động cơ cho các hãng giảm ô nhiễm để bán giấy phép.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô TS. Trần Thị Hòa (Trang 176 - 177)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)