III/ Câu hỏi thảo luận chƣơng
3. Sự thay đổi cả cung và cầu
Trong thực tế các nhân tố của cả cung và cầu đều có thể thay đổi và do đó trạng thái cân bằng của thị trường cũng luôn thay đổị Hình 2.12 minh họa sự thay đổi đồng thời đó.Thực tiễn những năm qua cho thấy rằng cầu đối với máy tính tăng lên rất nhiều điều đó được minh hoạ bằng sự dịch chuyển của đường cầu từ D1đến D2. Tuy nhiên giá của máy tính lại giảm xuống rất nhanh vì cung đã tăng từ S1đến S2. Nguyên nhân chủ yếu của cung tăng là do công nghệ sản xuất máy tính được hoàn thiện rất nhiều và ngày càng nhiều hãng sản xuất máy tính ra đờị Kết quả là giá cân bằng của máy tính giảm và lượng cân bằng tăng lên.
Hình 2.12 Tác động của dịch chuyển của cả đường cầu và đường cung
Tóm lại, một sự thay đổi của một yếu tố nào đó của cầu hoặc cung hoặc sự thay đổi của các yếu tố đồng thời sẽ làm dịch chuyển các đường cầu, đường cung. Kết quả của sự dịch chuyển đó là sự thay đổi của trạng thái cân bằng. Để mô tả tác động của sự thay đổi yếu tố đó chúng ta so sánh giá và sản lượng cân bằng ban đầu với giá và sản lượng cân bằng mớị
Ví dụ : Cung và cầu về sản phẩm A cho bởi bảng sau đây Bảng 2.2
Cầu Cung
Giá (1000đồng/sp) Lượng (1000sp) Giá (1000đồng/sp) Lượng (1000sp)
10 0 10 40 8 10 8 30 6 20 6 20 4 30 4 10 2 40 2 0 0 50 Yêu cầu: P S1 P1 E S2 E’ P2 D1 D2 0 Q1 Q2 Q
1/ Xác định mức giá và sản lượng cân bằng.
2/ Điều gì sẽ xẩy ra nếu lượng cầu sản phảm A tăng gấp 3 lần.
3/ Nếu lúc đầu giá được đặt là 4 ngàn đồng/sản phẩm thì điều gì sẽ xẩy rạ
4/ Để giá là 4 ngàn đồng/sản phẩm là giá thị trường thì Chính phủ cần phải làm gì?
Nhìn vào biểu cầu ở bảng 2.2, nếu giá bằng 10(ngàn) không có lượng mua, còn lượng bán đạt 40 ngàn sản phẩm. Nếu giá bằng 2 cầu bằng 40 ngàn sản, nhưng cung bằng 0. Nếu giá bằng 0 lượng cầu sản phẩm A trên thị trường là lớn nhất và bằng 50 ngàn sản phẩm.
1/ Xác định mức giá và sản lượng cân bằng.
Mức sản lượng cân bằng là mức mà tại đó lượng cung bằng lượng cầu và xác định mức giá cả chung và giá cả thị trường. Vì vậy trên biểu cầu sản phẩm A ở bảng 2.2, lượng cung bằng lượng cầu tại mức 20 ngàn sản phẩm, khi đó mức giá thị trường được xác định là 6 ngàn/sản phẩm.
Vậy QCB = QS
= QD= 20 ngàn sản phẩm A PCB = 6 ngàn đồng/sản phẩm
2/ Điều gì sẽ xẩy ra nếu lượng cầu sản phảm A tăng gấp 3 lần
Khi cầu tăng gấp 3 ở mỗi mức giá thì mức cầu mới trên thị trường sẽ là :
0; 30; 60; 90; 120; 150. Và khi đó sản lượng cân bằng mới sẽ là 30 ngàn sản phẩm và mức giá cân bằng tăng lên tới 8 ngàn đồng/sản phẩm.
3/ Nếu lúc đầu giá được đặt là 4 ngàn đồng/sản phẩm thì điều gì sẽ xẩy rạ
Tại mức giá bằng 4 ngàn đồng thì lượng cầu QD= 30 ngàn sản phẩm; còn lượng cung Qs = 10 ngàn đơn vị sản phẩm. Điều này chothấy lương cầu lớn hơn lượng cung là
∆Q = QD – Qs = 30 -10 = 20 ngàn sản phẩm. Thị trường sẽ xảyra hiện tượng thiếu hụt hàng hoá với lượng thiếu hụt là 20 ngàn sản phẩm, dẫn đến cạnh tranh giữa người mua với người mua và đẩy giá cả tăng lên tới P = 6 ngàn đồng, lượng cung tăng lên và lượng cầu giảm xuốngtới 20 ngàn sản phẩm.
4/ Để giá là 4 ngàn đồng/sản phẩm là giá thị trường thì Chính phủ cần phải làm gì? Để giá là 4 ngàn đồng trở thành giá trị trường thì Chính phủ phải bổ sung thêm cho thị trường 20 ngàn sản phẩm.
2.3.4 Điều kiện ápmô hình cung cầu
Chúng ta đã thấy lý thuyết cung cầu rất có ích trong việc giúp chúng ta hiểu về thị trường diễn ra trong cuộc sống. Trong các chương tiếp chúng ta sẽ nghiên cứu về thị trường cạnh tranh tại đó việc sử dụng mô hình cung cầu để dự đoán và thay đổi trạng thái cân bằng thị trường khi các yếu tố của cung cầu như thu nhập, thị hiếu, giá đầu vào thay đổị Loại thị trường mà mô hình cung cầu phù hợp nhất đó là thị trường cạnh tranh hoàn hảọ Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ thị trường này trong chương thị trường cạnh tranh hoàn hảọ Dưới đây là các đặc điểm điều kiện thị trường có thể áp dụng mô hình cung cầu vào phân tích.
Thứ nhất, đó là thị trường trong đó tất cả người mua và người bán đều là người chấp nhận giá.Mỗi người tham gia vào thị trường đều có quy mô rất nhỏ bé và như vậy việc tham gia hay rút lui khỏi thị trường đều không làm ảnh hướng đến giá thị trường.
Thứ hai, các hàng bán sản phẩm đồng nhất và người tiêu dùng hoàn toàn bàng quan với việc mua hàng hóa của bất kỳ hãng nàọ
Thứ ba, thông tin về giá và chất lượng sản phẩm là hoàn hảọ Người tiêu dùng sẽ biết ngay khi hãng bán hàng không đúng giá cả và chất lượng.
Thứ tư, chi phí cho các giao dịch là rất nhỏ. Việc người mua và người bán tìm được nhau và trao đổi với nhau là rất dễ dàng.
2.4 VAI TRÕ CỦA CHÍNH PHỦ THAM GIA VÀO THỊ TRƢỜNG2.4.1 Vai trò kiểm soát giá của Chính phủ 2.4.1 Vai trò kiểm soát giá của Chính phủ
Các Chính phủ thường can thiệp vào thị trường thông qua việc định ra các mức giá trần (giá cao nhất) và giá sàn (giá thấp nhất). Tuy nhiên việc can thiệp của Chính phủ thường làm giảm tính hiệu quả của thị trường.
2.4.1.1 Giá trần (ceiling price)
Giá trần là mức giá cao nhất mà người bán được phép bán. Chính phủ thường quy định mức giá cao nhất đối với một số hàng hoá nhằm mục đích bảo hộ cho một nhóm người tiêu dùng nhất định. Mức giá trần thường thấp hơn mức giá cân bằng thị trường và do đó xuất hiện hiện tượng thiếu hụt hàng hoá trên thị trường. Giá thấp tác động đến động cơsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm giảm sản lượng.
2.4.1.2 Giá sàn (floor price)
Việc can thiệp của Chính phủ vào giá cả thường giảm tính hiệu quả của thị trường. Hiệu quả của thị trường được biểu hiện bằng lợi ích ròng của xã hội (NSB). Lợi ích ròng xã hội bao gồm hai bộ phận là thăng dưsản xuất (PS) và thăng dư tiêu dùng (CS). P A CS E S P* PS D B O Q* Q Hình 2.13 Thăng dư sản xuất (PS) và thăng dư tiêu dùng ( CS)
Trong hình 2.13, nếu mọi giao dịch, người mua và người bán đều diễn ra tại mức giá cân bằng (giá thị trường) chưa có sự can thiệp của Chính phủ vào giá. Thì với mức P*
lượng cung bằng với cầu và bằng Q*.
Trong trường hợp này thặng dư tiêu dùng là CS = diện tích AP*
E, thặng dư sản xuất là PS = diện tích BP*E và phần thăng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng là lớn nhất. Khi đó lợi ích ròng xã hội NSB = PS + CS = diện tích AEB cũng lớn nhất.
Giá sàn là mức giá thấp nhất mà người mua được phép muạ Chính phủ của nhiều nước thường đặt ra mức giá tối thiểu đối với một số hàng hoá nhằm bảo hộ cho một số nhà sản xuất đặc biệt là các sản phẩm là nông, lâm nghiệp. Giá sàn thường cao hơn giá cân bằng thị trường, và thường gây ra hiện tượng dưthừa hàng hoá.
2.1.4.3 Ảnh hưởng của giá trần và giá sàn tới lợi ích của xã hội a)Ảnh hưởng của giá trần tới lợi ích của xã hội
P A S C CS E P* PC PS F D B O Q QS Q* QD
Hình 2.14 Ảnh hưởng của giá trần tới lợi ích của xã hội
Ở hình 2.14, Chính phủ can thiệp vào thị trường bằng cách đặt giá trần PC. Ứng với mức giá trần thì lượng hàng hoá thực sự được giao dịch lớn nhất cũng chỉ bằng QS
và lượng thiếu hụt hàng hoá là QD
- QS.
- Thặng dư tiêu dùng = diện tích APCFC - Thặng dưsản xuất = diện tích BPCF - Lợi ích ròng xã hội = ACFB
- Phần lợi ích ròng xã hội bị mất đi do đặt giá trần của Chính phủ gây ra (Phần mất không = diện tích CFE).
b) Ảnh hưởng của giá sàn tới lợi ích của xã hội
P A CS C Pf P* E PS F B O QD Q* QS Q
Hình 2.15 Ảnh hưởng của giá sàn tới lợi ích của xã hội
Hình 2.15 mô tả ảnh hưởng của chính sách đặt giá sàn của Chính phủ tới lợi ích ròng của xã hộị Ứng với mức giá sàn (Pf), thì lượng hàng hoá giao dịch lớn nhất trên thị trường chỉ bằng QD. Khi đó tình trạng thị trường cung lớn hơn cầu (dưthừa hàng hoá). Lượng hàng dưthừa là QS - QD.
- Thặng dưtiêu dùng = diện tích APfC - Thặng dưsản xuất = diện tích BFCPf - Lợi ích ròng xã hội = diện tích ABFC - Phần lợi ích ròng xã hội bị mất đi do đặt sàn của Chính phủ gây ra = CFE (Phần mất không)
2.4.2 Vai trò của chính sách thuế tới thị trƣờng
Chúng ta đã biết thuế có hai loại là thuế trực thu và thuế gián thu, trong đó thuế trực thu là thuế làm giảm trực tiếp thu nhập và là phần phải trích nộp trước khi tiêu dùng, do đó nó không ảnh hưởng tới cung và cầu, giá cả trên thị trường. Còn thuế gián thu lại khác, là khoản thuế gián tiếp tới thu nhập thông qua tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ trên thị trường. Khi thuế đánh vào hàng hoá trên thị trường sẽ làm dịch chuyển đường cung sang trái và lên trên một đoạn đúng bằng mức thuế. Khi đường cung thay đổi, điểm cân bằng cũng thay đổi
theo hướng giá cả tăng lên, lượng giao dịch thực tế giảm đị Nhưvậy cả người sản xuất và người tiêu dùng đều bị ảnh hưởng, người sản xuất hay người tiêu dùng bị ảnh hưởng nhiều hơn phụ thuộc vào độ dốc của đường cung, đường cầu, dạng hàm số của cung, cầụ Chúng ta có thể mô tả ảnh hưởng của thuế tới thị trường thông qua hình 2.16
P St Pt Et T S P* E F D Q O Qt Q*
Hình 2.16 Ảnh hưởng của thuế tới thị trường và lợi ích xã hội
Khi có thu đường cung dịch chuyển từ S sang St một đoạn bằng mức thuế T, điểm cân bằng mới là Et. Khi đó giá thị trường tăng từ P* tới Pt lượng giao dịch trên thị trường giảm từ Q*xuống Qt.
- Người tiêu dùng chịumức thuế là : Pt –P*
- Người sản xuất chịu mức thuế là : T- [Pt-P*]
- Lợi ích ròng xã hội bị mất đi do chính sách thuế của Chính phủ là diện tích FEEt.
2.5 ĐỘ CO GIÃNCỦA CẦU 2.5.1 Co giãn của cầu theo giá 2.5.1 Co giãn của cầu theo giá
2.5.1.1 Khái niệm: Độ co giãn của cầu đối với giá là % biến đổi của lượng cầu khi giá
cả thay đổi 1 %.
2.5.1.2 Phân biệt độ dốc và độ co giãn: Sự khác nhau giữa hai trường hợp này là ở sự phản ứng củalượng cầu với thay đổi của giá cả. Đường cầu Da dốc hơn đường cầu Db. Tuy nhiên, chúng ta không thể đơn giản so sánh hai đường cầu bằng độ dốc của chúng vì độ dốc của đường cầu phụ thuộc vào đơn vị đo giá và lượng. Tương tự chúng ta thường so sánh đường cầu của hàng hoá và dịch vụ khác nhaụ Ví dụ, khi quyết định cần thay đổi tỷ lệ thuế như thế nào, Chính phủ cần so sánh đường cầu của bánh ngọt với đường cầu thuốc lá. Hàng hoá nào phản ứng với giá hơn? Hàng hoá nào có thể chịu thuế suất cao hơn mà không làm giảm doanh thu thuế? So sánh độ dốc của đường cầu bánh ngọt với độ dốc của đường cầu thuốc lá không có ý nghĩa vì bánh ngọt được đo bằng chiếc còn thuốc lá được đo bằng bao, là các đơn vị hoàn toàn không liên quan đến nhaụ
Độ co giãn chính là thước đo độ phản ứng mà không phụ thuộc vào đơn vị đo của giá và lượng.
Độ co giãn của cầu theo giá là thước đo không đơn vị, đo độ phản ứng của lượng cầu hàng hoá với sự thay đổi của giá cả, với điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên.
Độ co giãn của cầu theo giá được xác định bằng : %∆Q
ED P=
Trong đó EDP là độ co giãn của cầu theo giá
% ∆Q là phần trăm biến đổi của lượng cầu % ∆P là phần trăm biến đổi của giá
Độ co giãn là thước đo không đơn vị vì mức thay đổi phần trăm của biến số không phụ thuộc vào đơn vị đo biến số đó. Ví dụ nếu ta đo giá bằng triệu đồng, giá thay đổi từ 1 triệu đến 1,5 triệu nghĩa là tăng 0,5 triệụ Nếu chúng ta đo giá bằng đồng, giá thay đổi từ 100 đến 150 đồng nghĩa là tăng 50 đồng. Mức giá tăng thứ nhất 0,5 đơn vị trong khi mức giá tăng thứ hai 50 đơn vịnhưng trong cả hai trường hợp giá đều tăng 50%.
Dấu và độ co giãn âm: Đường cầu dốc xuống nên khi giá của hàng hoá tăng thì lượng
cầu giảm.Vì giá cả tăng dẫn đến lượng cầu giảm nên độ co giãn của cầu theo giá là số âm. Tuy nhiên, độ lớn hay giá trị tuyệt đối của độ co giãn của cầu theo giá mới cho biết mức độ phản ứng - co giãn như thế nào - của cầụ Để so sánh độ phản ứng, chúng ta dùng độ lớn của độ co giãn của cầu và bỏ qua dấu âm.
2.5.1.3 Xác định độ co giãn
ạ Cách tính hệ số co giãn của cầu tại một điểm cầu
Nếu hàm cầu là hàm liên tục hoặc sự thay đổi của giá là rất nhỏ thì có thể xác định hệ số co giãn theo điểm.
Trong đó P, Q là giá trị của của giá và lượng tại điểm cầu đó
Ví dụ: Thị trường sản phẩm A có phương trình đường cầu PD = 10 – Q và phương trình đường cung PS = Q – 4. Hãy xác định hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng.
- Điểm bằng có P = 3; Q= 7.