Quan hệ giữa năng suất bình quân và năng suất cận biên

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô TS. Trần Thị Hòa (Trang 94)

- EDP= 1x 3/7 = 3/7 và độ lớn của ED

d) Quan hệ giữa năng suất bình quân và năng suất cận biên

Quy luật năng suất cận biên giảm dần cho biết rằng khi sử dụng ngày càng nhiều một số lượng đầu vào biến đổi với một lượng đã cho đầu vào cố định thì sau một điểm nào đó hiệu suất của đầu vào biến đổi giảm dần. Đường tổng sản lượng TP mô tả sự thay đổi của đầu ra khi lượng đầu vào khả biến (lao động) được sử dụng trong quá trình sản xuất tăng lên có

dạng hình chuông do tính đơn điệu tăng của hàm sản xuất.Khi có sự thay đổi (chẳng hạn cải

tiến) công nghệ sẽ làm cho tổng sản phẩm được sản xuất ra từ một lượng đầu vào khả biến

như cũ tăng lên (tăng trong năng suất lao động) thì đường tổng sản phẩm TP dịch chuyển lên

trên.

Sản phẩm cận biên của đầu vào biến đổi là độ dốc của đường TP, tăng sau đó giảm đến 0 khi sản lượng Q là lớn nhất và tiếp đó là âm. Nếu mỗi lao động tăng thêm làm ra được nhiều sản phẩm hơn những người lao động trước (năng suất cận biên tăng) thì năng suất bình

quân sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu mỗi lao động bổ sung làm ra được ít sản phẩm hơn người

trước (năng suất cận biên giảm) thì năng suất cận biên giảm xuống.

Sản phẩm bình quân cũng có dạng hình chuông, sản phẩm bình quân lúc đầu tăng khi năng suất cận biên nằm trên năng suất bình quân, sau đó sản phẩm bình quân sẽ giảm khi năng suất cận biên nằm dưới năng suất bình quân và cuối cùng năng suất bình quân đạt giá

trị lớn nhất khi năng suất cận biên bằng năng suất bình quân. Nói một cách khác khi năng

suất cận biên lớn hơn năng suất bình quân thì đẩy năng suất bình quân lên, khi năng suất cận biên nhỏ hơn năng suất bình quân thì kéo năng suất bình quân xuống; khi năng suất cận biên

bằng năng suất bình quân thì năng suất bình quân không tăng,không giảm và ở vào điểm lớn

nhất.

Mối quan hệ giữa năng suất bình quân và năng suất cận biên của lao động cũng như

xu hướng thay đổi của chúng có thể phân tích và minh hoạ trên hình 4.1 và cũng có thể

chứng minh bằng đại số.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô TS. Trần Thị Hòa (Trang 94)