Đường bàng quan

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô TS. Trần Thị Hòa (Trang 75 - 77)

- EDP= 1x 3/7 = 3/7 và độ lớn của ED

E Dx, y: Là hệ số co giãn của cầu đối với giá hàng hoá liên quan Qx : Là l ượng của hàng hoá X.

3.3.3.1. Đường bàng quan

1. Khái niệm: Đường bàng quan là tập hợp các cách kết hợp khác nhau của tập hợp hàng hoá mà người tiêu dùng mua cho cùng một mức lợi ích.

Đường bàng quan còn được gọi là đường đồng mức lợi ích hay đường đồng mức thoả dụng. Các đường bàng quan nhìn chung đều dốc xuống về phía bên phải và lồi so với gốc toạ độ. Điều đó cho thấy rằng nếu người tiêu dùng có ít hàng hoá này thì họ cần nhiều hàng hoá khác để cùng đạt được một mức thoả mãn. Các đường bằng quan lồi so với gốc toạđộ là do nguyên lý cơ bản của quy luật lợi ích cận biên giảm dần, người tiêu dùng đạt được sự thoả mãn bổ sung ngày càng ít hơn từ mỗi đơn vị tiêu dùng bổ sung của một hàng hoá.

Y A Y1 B TU3 Y2 Y3 C TU2 TU1 X1 X2 X3 X Hình 3.7 Đường bằng quan

Chúng ta có thể biểu diễn đường bàng quan trên trục toạ độ vecter một

chiều biểu thị sản phẩm X, một chiều biểu thị sản phẩm Y như hình 3.7 dưới đâỵ

Trong hình 3.7 A,B,C là những điểm nằm trên đường bàng quan có mức lợi ích bằng TU1. A,B,C là ba cách mua có

cơ cấu sản phẩm X,Y là khác nhau nhưng cho cung một mức lợi ích.

TU1< TU2< TU3, Việc người tiêu dùng lựa chọn mức lợi ích mào để thảo mãn phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích và thu nhập của mình.

2. Tỷ suất thay thế cận biên (MRSX/Y) : Tỷ suất thay thế cân biên là số đơn vị hàng hoá Y cần mua thêm khi giảm đi 1 đơn vị hàng hoá X để lợi ích không thay đổị

MRSX/Y chính là độ dốc của đường bàng quan ứng với từng phương án tiêu dùng. Đường bàng quan là đường thẳng hay đường cong, là hình chữa L phụ thuộc vào độ dốc của đường bàng quan. Nếu MRSX/Y là khác nhau giữa các phương án lựa chọn thì đường

bàng quan là đường cong thể hiện các sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn chỉ có thể thay thế phần nào cho nhaụ Còn MRSX/Y là hằng số, thì đường bàng quan là đường thẳng có độ dốc âm và các sản phẩm mà người tiêu dùng lựa chọn thay thế hoàn toàn cho nhaụ Đường

MUX

MRSX/Y = = -∆Y/∆X

bàng quan hình chữ L là đường bàng quan thể hiện mỗi mộtmức lợi ích chỉ có một phương án kết hợp duy nhất, không có phương án thay thế .

3.3.3.2 Đường ngân sách

1. Khái niệm: Đường ngân sách là đường biểu thị tất cả các cách kết hợp khác nhau của hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng mua thoả mãn cùng một mức thu nhập của người tiêu dùng.

Có thể hiểu đường ngân sách là đường giới hạn khả năng tiêu dùng của người tiêu dùng phụ thuộc vào giá cả của hàng hoá và thu nhập.

Có thể biểu diễn phương trình đường ngân sách thông qua hàmsố sau

I = PXQX + PyQy + …. + PnQn.

Trong đó I : Là mức thu nhập của người tiêu dùng

Px,Py,Pn : Giá cả của hàng hoá X,Y,…N

Qx,Qy,Qn : Số lượng sản phẩm X,Y,N.

Phương trình đường ngân sách có thể được viết khái quát với giả thiết người tiêu dùng chỉ mua hai hàng hoá X và Y như saụ

I = PXQX + PyQy QY = - Px/PyQX + I/PY

Độ dốc của đường ngân sách là PX/PY. Có thể minh hoạ đường ngân sách với hai sản phẩm X và Y như hình 3.8 dưới đây.

Người tiêu dùng sẽ lựa chọn tiêu dùng tối ưu thông qua đường ngân sách và đường bàng quan là chọn phương án tiêu dùng thoả mãn ngân sách (nằm trên đường ngân sách) thoả mãn đường bàng quan có mức lợi ích lớn nhất. Đấy chính là điểm đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan ở điểm nào thì điểm đó là điểm tiêu dùng tối ưụ

MRSX/Y = MUX/MUY = PX/PY

Hình 3.8 mô tả đường ngân sách của một người tiêu dùng có mức thu nhập là I1. Với mức thu nhập là I1 người tiêu dùng phân phối thu nhập của mình để mua hai hàng hoá X và Ỵ Với các phương án chi tiêu A,B,C,D khác nhau, những phương án này đều có điểm chung là cùng đảm bảo một mức thu nhập I1. Việc người tiêu dùng sẽ lựa chọn một phương án chi tiêu là A hay B hay C,... phụ thuộc vào lợi ích của phương án nào mạng lại là lớn nhất với cùng một mức thu nhập là I1

Y A C1 C D1 D I1 I2 E1 E 0 B X C2 D2 E2

Hình 3.8 Mô tả đường ngân sách

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô TS. Trần Thị Hòa (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)