Lợi nhuận độc quyền

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô TS. Trần Thị Hòa (Trang 131 - 133)

MC = Thay đổi của tổng sản lượng ∆Q

P MC ATC 10 M

5.3.5 Lợi nhuận độc quyền

Cũng giống như mọi nhà sản xuất khác mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất đối với nhà độc quyền là làm sao thu được lợi nhuận cao nhất.Quy tắc tối đa hoá lợi nhuận đã giúp cho nhà độc quyền xác định được sản lượng mang lại lợi nhuận tối đạ Như ta đã biết đường doanh thu cận biên trong độc quyền luôn nằm dưới đường cầu (giá) nên sản lượng trong cạnh tranh và giá bán lại cao hơn. Do vậy, nhà độc quyền luôn thu được lợi nhuận cao hơn bằng cả hai biện pháp:

- Giảm lượng cung

- Nâng giá bán

Trở lại ví dụ đối với sản phẩm A, chúng ta thấy ở mức giá thị trường là 1000 được một chiếc, lượng cung tương ứng là Q0 = 600 sản phẩm.Lợi nhuận thu được là 180.000đ.

Trong điều kiện độc quyền, vì đường doanh thu cận biên nằm dưới đường cầu nên sản lượng được xác định bằng giao điểm của đường doanh thu cận biên và chi phí cận biên sẽ nhỏ hơn.Sản lượng mới là

qm =475 sản phẩm và giá bán mỗi sản phẩm là 1.100đ.Như vậy nhà độc quyền sẽ thu được lượng lợi nhuận là (1.100-630) x 475=233.250 đ.Đây là lợi nhuận độc quyền cao hơn trong điều kiện cạnh tranh.

Cũng ở hình trên ta thấy (X-U) là lợi nhuận của một đơn vị cạnh tranh sẽ nhỏ hơn(A-

B) lợi nhuận đơn vị trong độc quyền.

Như vậy, trong điều kiện độc quyền lợi nhuận lớn hơn làm cho nhà độc quyền phấn khởi hơn và làm cho người tiêu dùng bị thiệt hạị Phần thiệt hại do nhà độc quyền gây ra cho xã hội gọi là phần mất không. Đây là hậu quả của việc thực hiện sức mạnh thị trường: là khả năng ảnh hưởng tới giá thị trường của nhà độc quyền. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hãng là người chấp nhận giá và đặt giá bằng chi phí cận biên. Trong độc quyền, vì doanh thu cận biên nhỏ hơn giá bán do đó mức sản lượng do nhàđộc quyền lựa chọn sẽ nhỏ hơn so với mức sản lượng thị trường cạnh tranh. Hình 5.10 minh hoạ điều đó.

P MC ATC ATC 1100 A 1000 X U 630 B D MR O 475 500 Q

Hình 5.9 Lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền

Nhà độc quyền chọn mức sản lượng Qm tại đó MR=MC (điểm B) và đặt giá bán là

Pm. So với thị trường cạnh tranh, mức sản lượng QE và mức giá PE ta thấy xã hội bị thiệt

hơn. Một lượng mất không được biểu diễn bằng diện tích AEB. Phần mất không do lượng

sản phẩm bị giảm từ QE đến QM và giá cao hơn Pm so với PE. Chúng ta có thể thấy sức mạnh của nhà độc quyền gây ra các tổn thất cho xã hộị Sức mạnh của nhà độc quyền được xác định bằng chỉ số Lerner (do Abba Lernerđưa ra năm 1934)

Ta thấy 0 < L < 1; khi L càng gần 1 thì sức mạnh của nhà độc quyền càng lớn.

Lợi nhuận độc quyền là mong muốn lớn nhất đối với các nhà sản xuất.Vì vậy các nhà độc quyền luôn tìm mọi cách để duy trì vị trí độc quyền.Khác với trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, sự tồn tại của lợi nhuận độc quyền không cho phép các hãng khác tham gia vào

ngành. Nhà độc quyền luôn cố gắng ngăn chặn các nhà sản xuất mới xâm nhập vào thị trường.Một trong những công cụ hiệu lực nhất là sử dụng bằng sáng chế hoặc bản quyền sản xuất.Một khi có được bản quyền hãng sản xuất sẽ được pháp luật bảo hộ và ngăn chặn được cạnh tranh. P Pm A MC PE E B MR D O Qm QE Q

Hình 5 .10 Phần mất không do nhà độc quyền gây ra

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô TS. Trần Thị Hòa (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)