MC = Thay đổi của tổng sản lượng ∆Q
SMC2 SMC3 LATC SATC 1 SMC1 SATC2 ATC
O Q1 Q2 Q3 Q
Hình 4.14 Quan hệ giữa đường chi phí trung bình trong ngắnhạn và dài hạn
4.3 LỢI NHUẬN
Lý thuyết sản xuất và chi phí đã xem xét việc hãng đưa ra quyết định hiệu quả về mức
sản lượng - cả về mặt kinh tế và kỹ thuật - như thế nàọNhưng tại sao hãng ứng xử như cách
đó?Hành vi đó có ứng dụng gì? Kinh tế học vi mô cho rằng tối đa hoá lợi nhuận là một giả
định về hành vi của hãng. Để đạt được hiệu quả kinh tế, hãng phải sản xuất được mức sản lượng lớn nhất có thể mà chi phí ít nhất, với các mức giá đầu vào và trình độ công nghệ nhất
định.Nghĩa là, các hãng sẽ sảnxuất ở mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của mình.
Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế số một là động cơ kinh tế của các hãng. Tuy nhiên trên
thực tế, lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất đối với hành vi của hãng. Còn có nhiều mục tiêu khác mà hãng có thể theo đuổi như: tối đa hoá doanh thu, tối đa hoá thu nhập cho các cổ đông bằng việc trả cổ tức cao nhất, hãng có thể ứng xử sao cho công chúng được lợi từ sản phẩm của mình, tối thiểu hoá ảnh hưởng của sản xuất đối với môi trường…
Mặc dù nguồn gốc của lợi nhuận vẫn còn là một vấn đề tranh cãi, điều này có thể thấy
qua quan điểm của Adam Smith đến Ricacdo, ẠMarshall, C.Mac và J Schumpeter… nhưng
giả định tối đa hoá lợi nhuận được sử dụng phổ biến nhất vì nó mô tả hành vi của hãng một
cách chính xác và hợplý, tránh được những phức tạp không cần thiết.