- EDP= 1x 3/7 = 3/7 và độ lớn của ED
E Dx, y: Là hệ số co giãn của cầu đối với giá hàng hoá liên quan Qx : Là l ượng của hàng hoá X.
3.1.4 Các giả thiết liên quan đến việc nghiên cứu lợi ích
- Tính hợp lý : người tiêu dùng có mục tiêu là tối đa hoá ích lợi của mình với các điều kiện đã cho về thu nhập và giá của hàng hoá ;
- Lợi ích của hàng hoá có thể đo được. Cách tiếp cận số lượng này giả thiết bằng người tiêu dùng có thể gán cho mỗi hàng hoá hoặc mỗi kết hợp hàng hoá một con số đo độ lớn của lợi ích tương ứng.Cách đo lợi ích bằng số lượng cũng giống như trọng lượng hay kích thước vật lý của các vật. Về mặt lịch sử, giả thiết này do trường phái giá trị cận biên
cuối thế kỷ XIX (Menger, Jevons, Walras) cũng như Alfred Marshall, Edgeworth và Ivring
Fisher nêu rạ
Ví dụ: đối với người tiêu dùng A 1 kg cá ---10 đơn vị lợi ích
2 kg cá --- 17 đơn vị lợi ích
3 kg cá --- 20 đơn vị lợi ích 1 kg thịt --- 40 đơn vị lợi ích
Như vậy, đối với người tiêu dùng A:
Lợi ích của 3 kg cá gấp 2 lần so với lợi ích của 1 kg cá, nhưng bằng ½ so với lợi ích của 1kg thịt.
- Lợi ích cận biên giảm dần: khi tiêu dùng thêm các đơn vị hàng hoá, lợi ích bổ sung mà người tiêu dùng thu được từ chúng giảm xuống.
- Lợi ích cận biên không đổi của tiền: Đơn vị để đo lợi ích có thể là tiền. Đó là lượng tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả để mua hàng hoá. Vì vậy giả định này rất cần thiết khi chúng ta sửdụng tiền làm thước đo lợi ích.
- Tổng lợi ích phụ thuộc vào số lượng hàng hoá mà người tiêu dùng sử dụng. Tổng lợi ích của “lô hàng hoá” phụ thuộc vào số lượng của từng loạị Nếu có n loại hàng hoá với số lượng tương ứng là x1,x2,…xn thì tổng lợi ích sẽ là: TU = f(x1,x2,…xn).
Giả sử có sự độc lập khi tiêu dùng 3 đơn vị hàng hoá X với Ux=3 = 135 (đơn vị lợi ích) và tiêu dùng 2 đơn vị hàng hoá Y với Uy=2 = 65(đơn vị lợi ích) thì:
TU = Ux=3+ Uy=2 = 135 + 65 = 200 (đơn vị lợi ích).
Lưu ý rằng người ta đã phê phán rất nhiều cách đo lợi ích bằng số lượng cũng như tính phi thực tế của các giả thiết trên chẳng hạn như người tiêu dùng không thể: xác định đơn vị đo bằng các đơn vị vật lýthông thường mặc dù họ có thể xếp hạng mức độ thoả mãn từ những kết hợp tiêu dùng khác nhau, hay rất khó có để có thể khẳng định lợi ích của 3 kg cá lớn hơn hai lần lợi ích của 1 kg cá và nhỏ hơn hai lần lợi ích của 1 kg thịt. (Người tiêu dùng chỉ có thể nói một cách đơn giản rằng theo họ lợi ích của 1 kg thịt lớn hơn lợi ích của 1 kg
cá).
3.2 LÝ THUYẾT LỢI ÍCH