MC = Thay đổi của tổng sản lượng ∆Q
P MC ATC 10 M
7.2.1 Các ảnh hƣởng hƣớng ra ngoà
Ảnh hưởng hướng ra ngoài là tác động của quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tới thành viên thứ ba không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu dùng đó.
Ảnh hưởng hướng ra ngoài có thể mang tính tích cực hoặc mang tính tiêu cực. Các
ảnh hưởng tiêu cực gây ra chi phí đối với thành viên thứ ba còn các ảnh hưởng tích cực
mang lại lợi ích cho các thành viên thứ bạNhững thành viên thứ ba này không nhận được sự thanh toán hay phải trả chi phí thích hợp.
Ảnh hưởng hướng ra ngoài có thể phát sinh trong tiêu dùng hay trong sản xuất. Dưới đây là những ví dụ cho các hình thức của ảnh hưởng hướng ra ngoàịTrong sản xuất,
các ảnh hưởng tích cực có thể thấy được qua việc đào tạo lực lượng lao động, phát triển một khu vực thương mại, xây dựng một tuyến tàu điện ngầm, hoạt động nghiên cứu và
triển khai, xây dựng đường sá. Còn các ảnh hưởng ra bên ngoài tiêu cực của sản xuất là ô nhiễm, tiếng ồn, chất thải…
P MSC MPC e2 P2 e1 P1 D O Q2 Q1 Q
Hình 7.2 Ảnh hưởng tiêu cực do sản xuất hoá chất
Trong tiêu dùng, các ảnh hưởng ra ngoài mang tính tích cực có thể thấy qua việc sử dụng các hàng hoá như uống thuốc phòng bệnh, sửa sang nhà cửa, học tập… Còn các
hoạt động tiêu dùng tạo ra các ảnh hưởng ra ngoài tiêu cực có thể thấy rõ qua việc tiêu dùng thuốc lá, thuốc phiện, nghe nhạc to…
Trong tất cả các trường hợp này chi phí và lợi ích cá nhân của người thực hiện hành động này là khác biệt so với chi phí và lợi ích thực tế đối với toàn bộ xã hộị Hãy xem xét một ví dụ cụ thể để thấy rõ điều nàỵ
Giả sử đây là trường hợp của doanh nghiệp sản xuất hoá chất. Doanh nghiệp này không xử lý nước thải mà trực tiếp đổ nó ra sông.
Hình 7.2 cho thấy MPC là chi phí cận biên cá nhân của doanh nghiệp sản xuất hoá chất. Nhưng trên thực tế, việc sản xuất hoá chất gây ô nhiễm môi trường nước do chất thải đổ ra sông chưa qua xử lý, do đó đã làm cho dòng sông bị ô nhiễm.Về phần mình sự ô nhiễm đó có thể gây ra các hậu quả như chết cá, ảnh hưởng đến nguồn sống của những người đánh cá- là các thành viên thứ ba không tham gia vào quá trình sản xuất nàỵ Hoặc ô nhiễm dòng sông đã làm cho lượng khách du lịch đến thăm quan giảm đi đáng kể. Có thể nói, một cách tổng quát là việc sản xuất hoá chất đã gây ra các chi phí cho xã hộị Nếu tính đầy đủ các chi phí này cho doanh nghiệp hoá chất thì chi phí đó sẽ được biểu diễn bằng đường chi phí cận biên xã hội (MSC). Trong trường hợp này chi phí cận biên xã hội cao hơn chi phí cận biên cá nhân của doanh nghiệp. Nếu đường cầu đối với hoá chất là đường D thì trạng thái cânbằng e1 với mức sản lượng Q1, tại đó chi phí cận biên cá nhân bằng giá. Tuy nhiên, tạimức sản lượng Q1 chi phí cận biên của xã hội vượt quá lợi ích cận
biên. Xét trên góc độ xã hội, mức sản lượng mà xã hội mong muốn là mức sản lượng Q2,
tại đó, chi phí cận biên xã hội bằng với lợi ích cận biên. Thị trường tự do không đạt được mức sản lượng mà xã hội mong muốn. Đó là thất bại của thị trường.
Hình 7.3 minh hoạ ảnh hưởng ra bên ngoài tích cực của tiêu dùng. Một ảnh hưởng ra bên ngoài tích cực do tiêu dùng được gắn với lợi ích cận biên cá nhân thấp hơn lợi ích xã hội cận biên.Chúng ta thấy điều này qua ví dụ về tiêu dùng dịch vụ giáo dục.
P e2 MC P2 e1 P1 D2 - MSB D1 - MPB Q1 Q2 Q
Hình7.3 Giáo dục tạo ra ảnh hưởng ra ngoài tích cực
Giả sử trạng thái cân bằng là P1 và Q1 - kết quả của quan hệ cung cầụ Đường cầu
D1 phản ánh lợi ích cá nhân cận biên của tất cả những người trực tiếp hưởng (tiêu dùng) dịch vụ giáo dục. Tuy nhiên, lợi ích không chỉ dừng lại ở đó mà lợi ích của giáo dục còn mở rộng ra đối với xã hội, nghĩa là đối với cả những thành viên thứ ba, những người
không được hưởng dịch vụ giáo dục. Lợi ích này có thể thấy được khi các tiêu cực, tệ nạn xã hội ít đivì những người hưởng giáo dục sẽ sống tốt hơn... Như vậy lợi ích thực sự của giáo dục đối với xã hội sẽ lớn hơn lợi ích của chính bản thân những người được đi học. Điều này được minh hoạ bằng đường D2 phản ánh lợi ích cận biên của xã hội MSB. Như vậy, trạng thái cân bằng mà xã hội mong muốn là P2 và Q2.
Như vậy, sự chênh lệch giữa chi phí (lợi ích) xã hội và cá nhân dẫn đến khối lượng hàng hoá thực tế được sản xuất bởi thị trường khác với khối lượng tối ưu về mặt xã hộị Trong trường hợp các ảnh hưởng ra bên ngoài tích cực thì có quá ít hàng hoá được sản xuất. Còn khi ảnh hưởng ra bên ngoài mang tính tiêu cực thì lại có quá nhiều hàng hoá được sản xuất. Kết quả là thị trường đưa ra một giải pháp không có hiệu quả vì các nhà sản xuất và người tiêu dùng đưa ra các quyết định tiêu dùng và sản xuất dựa trên chi phí và lợi ích cá nhân của bản thân họ, nó không phản ánh chi phí và lợi ích thực tế của toàn bộ xã hộị