Lợi ích cận biên và đƣờng cầu

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô TS. Trần Thị Hòa (Trang 69)

- EDP= 1x 3/7 = 3/7 và độ lớn của ED

E Dx, y: Là hệ số co giãn của cầu đối với giá hàng hoá liên quan Qx : Là l ượng của hàng hoá X.

3.2.2 Lợi ích cận biên và đƣờng cầu

Trong phần này chúng ta sẽ vận dụng khái niệm lợi ích cận biên và quy luật lợi ích cận biên giảm dần để giải thích vì sao đườngcầu lại nghiêng xuống dưới về phía bên phảị Khi số lượng của một sản phẩm được tiêu dùng tăng lên (các yếu tố khác không đổi), lợi ích cận biên ứng với việc tiêu dùng thêm những đơn vị sản phẩm cuối cùng sẽ giảm xuống. Nhìn vào các đồ thị trên chúng ta thấy giữa lợi ích cận biên và giá có quan hệ qua lại với nhau theo tính quy luật saụ Lợi ích cận biên của hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng càng lớn thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn, còn lợi ích cận biên giảm thì sự sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng cũng giảm đị Như vậy, có thể dùng giá cả để đo lợi ích cận biên của việc tiêu dùng một hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó, và chúng ta cũng đã nhận thấy dạng đường cầu cũng giống như dạng của đường lợi ích cận biên. Nói một cách khác đằng sau đường cầu chứa đựng lợi ích cận biên của người tiêu dùng về các hàng hoá, dịch vụ và chính do quy luật lợi ích cận biên giảm dần, đường cầu nghiêng xuống dưới về phía phảị

Về mặt hình học, lợi ích cận biên của hàng hoá là độ dốc của tổng lợi ích. Như vậy, lợi ích cận biên của các đơn vị hàng hoá có thể là số dương, bằng không và làsố âm. Khi lợi ích cận biên của hàng hoá đo bằng giá, thì đường cầu giống như phần dương của đường lợi ích cận biên một đường có độ dốc âm. Đường cầu thị trường là tổng cộng theo chiều ngang của các đường cầu cá nhân.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô TS. Trần Thị Hòa (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)