Quy luật năng suất cận biên giảm dần

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô TS. Trần Thị Hòa (Trang 93 - 94)

- EDP= 1x 3/7 = 3/7 và độ lớn của ED

c) Quy luật năng suất cận biên giảm dần

Đối với hầu hết các quá trình sản xuất, sản phẩm cận biên của lao động giảm dần ở

một thời điểm nhất định (và điều này cũng đúng với sản phẩm cận biên của các đầu vào

khác). Quy luật năng suất cận biên giảm dần phát biểu rằng: năng suất cận biên của một đầu

vào biến đổi sẽ giảm dần khi sử dụng ngày càng nhiều hơn đầu vào đó trong quá trình sản

xuất (với điều kiện giữ nguyên lượng sử dụng các đầu vào cố định khác). Lý do là vì khi càng

nhiều đơn vị đầu vào biến đổi, chẳng hạn lao động được sử dụng thì các yếu tố cố định như

vốn, đất đai, nhà xưởng, không gian…để kết hợp với lao động sẽ giảm xuống. Thực tế đúng

như vậy, nếu các yếu tố đầu vào khác cố định, mà số lao động sử dụng càng tăng lên thì thời

gian chờ đợi, thời gian “chết”sẽ nhiều hơn và do đó số sản phẩm cận biên của lao động sẽ

giảm địViệc này xảy ra việc đưa thêm một đơn vị lao động nữa vào dây chuyền sẽ làm cản

trở việc sản xuất (5 người có thể vận hành một dây chuyền sản xuất tốt hơn 2 người, nhưng đến 10 người thì chỉ làm vướng chân nhau) do đơn vị lao động bổ sung ấy phải chia sẻ các đầu vào cố định với các đơn vị lao động trước đó để kết hợp tạo ra sản phẩm và làm giảm tổng sản lượng, cũng có nghĩa là năng suất cận biên của lao động tăng thêm là âm.

Quy luật năng suất cận biên giảm dần là quy luật cơ bản của kỹ thuật và công nghệ cũng có thể hiểu rằng: mỗi một đơn vị đầu vào biến đổi tăng thêm được sử dụng trong quá trình sản xuất sẽ đem lại lượng sản phẩm bổ sung (sản phẩm cận biên) ít hơn đơn vị đầu vào trước đó.

Căn cứ vào các biểu và hình trên ta thấy: sự gia tăng của sản lượng không được duy trì khi hãng tiếp tục thuê thêm lao động. Số sản phẩm cận biên (bộ quần áo tăng thêm) giảm dần từ điểm C đến điểm D với MPP của người lao động thứ 3 là 10 bộ quần áo, lý do: thêm lao động nhưng không thêm máy may nên phát sinh thời gian “chết”. Với 4 lao động thì MPP

của người thứ 4 chỉ là 4 bộ quần áo và MPP của người thứ 7 là âm(điểm H). Rõ ràng là khi

thêm nhiều lao động thì mỗi lao động chỉ có ít vốn và diện tích sản xuất để làm việc. Như

vậy, năng suất cận biên sẽ giảm dần.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô TS. Trần Thị Hòa (Trang 93 - 94)