THU HÚT SỰ CHÚ Ý CỦA KHÁN GIẢ 3.1 Sử dụng thuật hùng biện hoặc phép tu từ:

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn học Kỹ năng giao tiếp (Trang 136 - 138)

3.1 Sử dụng thuật hùng biện hoặc phép tu từ:

Thuật hùng biện là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trau chuốt nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ, tạo sức thuyết phục lớn với khán thính giả. Aristotle là nhà hùng biện nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại, người đã dùng rất thành công thuật hùng biện.

Sau đây là một số phép hùng biện thông dụng:  Phép tương đồng, so sánh

Trong phép này người ta thường so sánh A với B. B là cái được xem là đã biết, đã quen thuộc, nhờ đặc tính của B mà người ta hiểu được A. Giữa A và B thường có các từ như, giống như, bằng, là… (Đoàn Thị Hồng Vân 2006, 133)

VD: văn hóa Mỹ giống như một bát xalat hay một nồi hầm nhừ.  Phép ẩn dụ

“Theo Aristotle, ẩn dụ là phép quan trọng nhất cho đến nay. Một ẩn dụ - tức là một lời nói hay câu nói mô tả một chuyện nhưng lại được dùng để chỉ một chuyện khác với mục đích so sánh ngầm.

VD: một hình thức ẩn dụ mà Steve Job đã dùng: “Đối với tôi, máy tính là một công cụ xuất sắc nhất mà người ta chưa từng có. Nó cũng tương đương với một chiếc xe đạp dùng cho trí có của chúng ta” (Carmine Gallo 2001, 38).

 Phép cường điệu/ ngoa dụ dùng khi muốn nhấn mạnh, thổi phồng một vấn đề nào đó. Mục đích nhằm gây ấn tượng mạnh cho người nghe chứ không phải là lừa dối họ. Ngược lại khi muốn giảm bớt đau thương, buồn khổ, thiệt hại… người ta dùng lối nói giảm.

 Câu hỏi tu từ:

VD: Sự sống thật tuyệt phải không các bạn! Thế nhưng sự sống bắt đầu từ đâu? Nó xuất hiện như thế nào?

________________________________________________________________________________C

hương trình Giáo dục Tổng quát –ĐH Hoa Sen 137

3.2 Sử dụng ngôn ngữ cơ thể:

Trong thuyết trình, ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của diễn giả. Để thu hút được khán thính giả, cần lưu ý các yếu tố sau:

 Tiếp xúc bằng mắt với khán thính giả để họ thấy được sự quan tâm của bạn. Đồng thời, thông qua việc quan sát bạn có thể đọc được phản ứng của khán thính giả đối với những gì bạn đang nói để có sự điều chỉnh sao cho phù hợp.

“Các nghiên cứu cho thấy tiếp xúc bằng mắt thường đi đôi với lòng lương thiện, sự tin cậy, lòng thành thật và sự tín nhiệm. Tránh nhìn thẳng vào mắt thường bị cho là thiếu tin tưởng, thiếu năng lực lãnh đạo, tránh nhìn vào mắt sẽ cắt đứt mối dây liên lạc với khán giả” (Carmine Gallo 2001, 244).

 Biểu lộ bằng nét mặt: hãy mỉm cười để thể hiện sự thân thiện, để người nghe thấy bạn rất tự tin, để bạn không bối rối.

 Dáng điệu: đứng thẳng, hơi ngả về phía khán giả một chút, hai tay xuôi hoặc một tay cầm micro và biết cử động hai tay một cách thích hợp, hai bàn chân cách nhau khoảng 30 cm.

“Có mối dây liên hệ chặt chẽ giữa cử chỉ và lời nói. Việc dùng các cử chỉ giúp diễn giả trình bày lưu loát hơn vì chúng làm quá trình suy nghĩ của họ thoáng hơn, phản ánh tính sáng sủa của các suy nghĩ – giống như một ô cửa sổ mở ra cho quá trình suy tư của họ” (Carmine Gallo 2001, 247).

 Trang phục: chỉnh tề, lịch sự, được là ủi cẩn thận. Trang phục phải phù hợp với lứa tuổi, địa vị của người thuyết trình và mức độ trang trọng, quy mô, tính chất của buổi thuyết trình.

3.3 Chất lượng giọng nói:

 Tốc độ: Không nên nói quá chậm hoặc quá nhanh. Khi nói bằng tiếng mẹ đẻ nên nói 120 –150 từ/phút và 100 từ/phút khi nói bằng ngôn ngữ thứ hai.

 Sôi nổi: sử dụng giọng nói một cách linh hoạt, lúc cao lúc trầm, nói có trọng tâm, điểm nhấn, lúc nhanh lúc chậm, ngắt giọng phù hợp.

VD: Steve Job thường im lặng vài giây để cho một điểm quan trọng ngấm vào đầu khán giả: “Hôm nay, chúng tôi giới thiệu một loại máy tính xách tay thứ ba”, Job nói với khán giả rồi ông tạm ngừng vài giây trước khi nói tiếp. “Nó tên là MacBook Air”. Ông ngừng tiếp trước khi đọc tiêu đề. “Nó là chiếc máy tính xách tay mỏng nhất thế giới.” (Carmine Gallo 2001, 251)

 Giọng nói: to, rõ ràng, lưu loát. Nếu không có một giọng nói hay trời phú, hãy luyện tập.

3.4 Những điều cần tránh (Đoàn Thị Hồng Vân, 126, 135):

 Đứng im, mặt tái nhợt, tay chân run lập cập => thể hiện sự thiếu tự tin, mất bình tĩnh.

 Tay để trong túi quần, túi áo => thể hiện sự thiếu nhiệt tình, tạo khoảng cách.

 Hai tay để sau lưng hoặc thu trước bụng, người đung đưa liên tục => thể hiện sự thiếu tự tin, tư duy không mạch lạc, không làm chủ bài nói.

________________________________________________________________________________C

hương trình Giáo dục Tổng quát –ĐH Hoa Sen 138

 Không kiểm soát được hành động của cơ thể: đầu cúi gằm, mắt nhìn chằm chằm slide, vào màn hình hay bài viết, đứng một cách vô thức: chân co chân duỗi, tì vào bàn…

 Nhìn lên trần nhà, tường, không nhìn khán giả, nhăn trán, cau mày…

Tránh có quá nhiều từ đệm à, ừ, ồ… vì chúng làm giảm uy thế của bạn trước mắt người khác. Trong quá trình luyện tập thuyết trình thử bạn quay lại video và để ý xem mình có phạm vào lỗi này không (Carmine Gallo 2001, 271).

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn học Kỹ năng giao tiếp (Trang 136 - 138)