Chữ C, thể hiện của kỹ thuật nói tốt:

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn học Kỹ năng giao tiếp (Trang 67 - 68)

I CÁC KỸ NĂNG GAO TẾP CƠ BẢN 1 Khái niệm [14, 71]

5 chữ C, thể hiện của kỹ thuật nói tốt:

 Courteous: Lịch sự, nhã nhặn

 Correct: Đúng, không sai sót

 Clear: Rõ ràng

 Complete: Đầy đủ, hoàn chỉnh

 Concise: Ngắn gọn

Sử dụng ngôn từ tốt giúp truyền đạt thông tin và giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả. Nó tạo ra mối quan hệ tốt đẹp trong giao tiếp; giúp chúng ta nâng cao uy tín, tự khẳng định bản thân. Mặc khác, nó cũng là công cụ tạo ảnh hưởng với người khác.

4.3. Thực hiện:

4.3.1. Chuẩn bị bài nói:

Nhà thuyết trình tài ba người Mỹ, Richard Hall, từng nói rằng: thành công của một bài thuyết trình của ông là: “chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị”. Cho thấy, trước khi nói hay trình bày một vấn đề nào đó cần phải có bước chuẩn bị và đây được xem là một bước rất quan trọng.

4.3.2. Thành phần bài nói:

Một bài thuyết trình hay nói chuyện thường gồm ba phần chính: Mở đầu, nội dung và kết luận a) Mở đầu - Đặt vấn đề: Là phần nêu ra thông điệp chính mà diễn giả muốn gởi tới người nghe. Phần này nên nêu mục đích, sự cần thiết hay tầm quan trọng của vấn đề/ bài nói. Để tạo sự hứng thú cho phần này, diễn giả có thể linh hoạt dùng một hoạt động, kể một câu chuyện, đặt ra câu hỏi gợi suy nghĩ, hoặc đưa ra nội dung khái quát của buổi nói chuyện…để dẫn vào phần nội dung chính.

b) Nội dung chính: Trướt tiên, cần lựa chọn, sắp xếp các ý nổi bậc theo thứ tự ưu tiên một, hai, ba… viết ra giấy rồi viết thành đoạn văn theo thứ tự ưu tiên trên. Sau đó, viết các ý nối kết giữa các nội dung này. Sử dụng môt kiểu hành văn cho toàn bài viết. Chuẩn bị các số liệu thống kê, hình ảnh hỗ trợ minh họa cho các ý kiến đưa ra. Chuẩn bị một số giai thoại,

________________________________________________________________________________C

hương trình Giáo dục Tổng quát –ĐH Hoa Sen 68

hoặc câu trính dẫn, một số câu chuyện vui, lời nói đùa…trong lúc nói nếu thấy phù hợp. Xem lại và có thể bổ sung, thêm, bớt số liệu, hình ảnh minh họa cho bài nói.

c) Kết luận: Phần này cần có sự nhấn mạnh ý tưởng chủ đạo của bài nói, thông điệp chính. Dừng bài nói ở một câu trích dẫn hay, chọn lọc hoặc kịch tính… hầu làm đẹp hơn cho buổi nói chuyện.

Lưu ý: Khi trình bày trước đám đông, cần thể hiện và có thái độ thật trân trọng với người

nghe ngay khi viết phần chuẩn bị cho đến lúc kết.

Cả khi trình bày trước đám đông hay giao tiếp thường ngày, việc sử dụng ngôn từ cần chú trọng các điểm sau: Chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, sinh động, cụ thể, gần gũi, nhã nhặn, lịch sự, phù hợp bối cảnh, phù hợp đối tượng, hướng vào đối tượng, kết hợp linh họat với sử dụng phi ngôn ngữ, phối hợp khéo léo với các yếu tố minh họa.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn học Kỹ năng giao tiếp (Trang 67 - 68)