Một số chiêu thức để tránh sự lây lan tâm lý không tốt trong giao tiếp có thể tham khảo và ứng dụng:

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn học Kỹ năng giao tiếp (Trang 28 - 29)

II. YẾU TỒ TÂM LÝ ẢNH HƯỞNG, TÁC ĐỘNG QUA LẠI TRONG GIAO TIẾP

b. Một số chiêu thức để tránh sự lây lan tâm lý không tốt trong giao tiếp có thể tham khảo và ứng dụng:

khảo và ứng dụng:

Hãy lạc quan và thể hiện cảm xúc tích cực để làm việc hiệu quả và chính xác hơn. Theo giáo sư Sigal Barsade thì những người lạc quan có khuynh hướng làm việc tốt hơn. Họ được đồng nghiệp yêu mến hơn những kẻ thích bàn lùi công việc. Hãy lạc quan vì điều này giúp bản thân và đồng nghiệp xử lý công việc tốt hơn. Chính sự lây lan cảm xúc tích cực giúp chúng ta mở lòng để xử lý công việc tốt hơn, trái lại sự lây lan cảm xúc tiêu cực tưởng chừng là một sự than thở, mong được sẽ chia và giảm bớt muộn phiền nhưng thực tế lại tạo ra sự bi quan và lây lan bi quan sang người khác.

Cảm xúc tích cực dễ lây qua Facebook hơn tiêu cực

TIME vừa dẫn kết quả của một nghiên cứu mới của Đại học California San Diego (Mỹ) cho biết, những cảm xúc tích cực dễ dàng lây lan trên facebook

Fowler, một giáo sư di truyền học và khoa học chính trị tại Đại học California San Diego, người đã có nhiều nghiên cứu vềsự lây lan các cảm xúcthói quen xã hộiđã nhận thấy rằng những thói quen vàcảm xúc như ăn uống, hút thuốc, cô đơn và thậm chí là cả sự hào phóng đều có khả năng lây lan trong một nhóm bạn bè trong thế giới thực. Ông nói:“Tôi đã từng nghĩ rằng trong thế giới trực tuyến sẽ không có hiện tượng như vậy”.

Tuy nhiên, ông cho rằng mình đã sai. Theo ông, những cảm xúc lây lan trên Facebook cũng diễn ra giống như vậy với một mức độ đáng kinh ngạc.

Khi phân tích dữ liệu từ 100 triệu người sử dụng Facebook đăng tải gần một tỷ trạng thái từ năm 2009 đến năm 2012, Fowler và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra rằng, mọi cảm xúc được thể hiện trực tuyến sẽ kéo theo 1 đến 2 trạng thái có cảm xúc tương tự. Điều đó có nghĩa rằng, cảm xúc đó đã lây lan sang những người khác.

Ông Fowler và nhóm của ông đã tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng tâm trạng và cảm xúc giữa những người bạn trên Facebook. Họ tìm cách xác định xem liệu một người đang buồn và một người đang vui sống cách xa nhau có ảnh hưởng gì với nhau hay không. Kết quả là, nếu người bạn của bạn đang cảm thấy vui trong khi bạn đang thấy buồn thì bạn sẽ có thể cảm thấy vui hơn một chút và thể hiện điều đó bằng những trạng thái mang tâm trạng tích cực hơn trên

Facebook.

Ngược lại với những nghiên cứu trước đó cho rằng Facebook khiến cho chúng ta cảm thấy buồn chán, thì nghiên cứu này đã chỉ ra rằng mỗi trạng thái được đăng tải mới tâm trạng tích cực sẽ giảm số những trạng thái tiêu cực của bạn bè họ tới gần 2 lần, trong khi mỗi trạng thái tiêu cực sẽ chỉ giảm những trạng thái tích cực xuống 1,3 lần.

Theo Fowler, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng kết nối trên mạng xã hội có tác động tốt, ít nhất là đối với tâm trạng của

chúng ta.

Ông Fowler nói: "Thế giới trực tuyến đã giúp chúng ta có thể bày tỏ cảm xúc theo cách chưa từng có trước đây. Chúng ta kết nối được với cả bạn của bạn bè, với cả những người chúng ta chỉ biết chút ít”.

(Nguồn:http://www.khoahoc.com.vn/doisong/yhoc/suc-khoe/52575_cam-xuc-tich-cuc-de-lay-qua-facebook-hon- tieu-cuc.aspx)

________________________________________________________________________________C

hương trình Giáo dục Tổng quát –ĐH Hoa Sen 29

Đồng thời hãy chân thành chia sẽ sự đồng cảm, hãy thể hiện cảm xúc đúng cách. Thay vì cứ phải “bằng mặt mà không bằng lòng” hãy trải lòng ra với các đồng nghiệp để cùng trải qua những cản trở và khó khăn trong công việc. Thay vì, cứ hùa vào để than thở và tạo nên một không khí bi quan, chán nản.

2.2 Ám thị:

Chu Văn Đức (2005) cũng có đề cập, ám thị là dùng lời nói, việc làm, cử chỉ, đồ vật tác động vào một người hay một nhóm người, làm cho họ tiếp nhận thông tin thiếu sự kiểm tra, phê phán.

Ám thị là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống, người ta có thể vừa dùng ám thị để trong giao tiếp hàng ngày, trong quản lý, trong marketing, quảng cáo…

Khi nào thì chúng ta dễ bị ám thị nhất? Tính bị ám thị là một cơ chế chung của con người, ai cũng có thể bị ám thị, nhưng mức độ dễ, khó thì không giống nhau. Nói chung, trẻ em dễ bị ám thị hơn người lớn, khó ám thị đối với những người có lập trường vững vàng. Trong trạng thái hoang mang, lo lắng, thiếu thông tin, chúng ta cũng trở nên dễ bị ám thị. Ngoài ra, khả năng ám thị của một người còn phụ thuộc vào đặc điểm củangười tiến hành ám thị, trong đó có uy tín của họ. Một người có uy tín thì lời nói của họ có “trọng lượng”, người khác thường dễ tin và làm theo lời họ một cách tự giác, ít nghi ngờ những thông tin mà họ đưa ra.

Ví dụ

Một chủ của hàng đã nghĩ ra thủ thuật sau đây để bán lô hàng quần áo ế ẩm của mình: ông huy động một số nhân viên từ các bộ phận khác đến xếp hàng trước cửa hàng để chờ mua hàng. Những nhân viên đã mua hàng bước ra với vẻ mặt đầy phấn khởi. Người qua đường thấy vậy cũng dừng lại, tụ tập trước cửa hàng của ông mỗi lúc một đông. Người mua một bộ, người mua hai bộ. Bằng cách đó, chỉ trong một ngày, ông chủ đã bán hết lô hàng ế ẩm bấy lâu nay.

2.3 Dư luận xã hội:a. Khái niệm: a. Khái niệm:

Thái Trí Dũng (2004) đã cho rằng, dư luận trong tập thể là những phán đoán, đánh giá, biểu thị thái độ của quần chúng đối với những sự kiện khác nhau trong đời sống tập thể cũng như của mỗi cá nhân trong tập thể đó.

Dư luận tập thể có vai trò quan trọng, dư luận cũng có mặt xấu và tốt của nó, một mặt dư luận giúp các cá nhân tự điều chỉnh hành vi của mình, mặt khác dư luận có thể tạo nên nhưng xích mích, gây nên những xung đột trong nhóm.

Xét ở góc độ quản trị học, dư luận giúp nhà quản và các thành viên biết được tình hình hoạt động của tập thể có những thuận lợi và khó khăn gì và cũng có thể biết được cả xu hướng phát triển của tập thể. Từ đó có những điều chỉnh trong công tác quản lý cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn học Kỹ năng giao tiếp (Trang 28 - 29)