Ngôn ngữ hình thể

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn học Kỹ năng giao tiếp (Trang 53 - 54)

. Toglia J, Kirk U 2000, Understanding awareness deficits following brain injury, Neurorehabilitation 15: 57-

b. Ngoại ngôn ngữ (Extralanguage)

2.2.2. Ngôn ngữ hình thể

Ngôn ngữ hình thể (body language) là một phương tiện hữu hiệu để thực hiện giao tiếp không lời. Do vậy, khi nói đến giao tiếp/ tương tác không lời, các nhà nghiên cứu thường đề cập đến ngôn ngữ hình thể và đã có nhiều công trình nghiên cứu cho rằng: cơ thể con người có thể tạo ra hơn 700.000 chuyển động khác nhau để diễn tả các sắc thái rất tinh tế của thái độ, cảm xúc, tình cảm con người.

Cũng có nhiều quan điểm phân chia ngôn ngữ cơ thể khác nhau. Với tác giả Ray L Birdwhistell [10], ông phân chia cơ thể người ra làm 8 miền, gồm từ toàn bộ đầu, khuôn mặt, cổ, thân người, Vai-cánh tay –cổ tay, bàn tay, hông –đùi – xương mắt cá và bàn chân. Trong khi tác giả Roger E. Axtell sắp xếp thứ tự các bộ phận và toàn bộ cơ thể ra thành 12 phần [10]. Còn tác giả Quách Tuấn Khanh [15], đã phân ngôn ngữ hình thể thành ba phần:

a) Nét mặt (Cau lại: khó chịu, tức giận; giãn căng: mãn nguyện, hài lòng…)

b) Cử chỉ, động tác tay chân, giọng nói… (đứng chống tay: tư thế sẵn sang hay trạng thái hung hăng; tì tay vào má: mơ mộng, ước vọng gì đó…

c) Dáng cơ thể (ngẩn cao đầu, bước mạnh mẽ: tự tin, thoải mái…

2.3. Chức năng [7, 11]

 Bổ trợ (hay kèm lời): Khi nói có các điệu bộ cử chỉ, tay, nét mặt, giọng nói…đi kèm, chúng có tác dụng bổ sung cho lời nói, tác động qua lại với lời nói nhằm làm tăng tính hiệu quả, tính chính xác của việc chuyển tải thông tin. Ví dụ:

- Nhằm lặp lại thông tin: Cử chỉ gật đầu, thường đi sau lời nói “tôi đồng ý”;

- Nhấn mạnh thông tin: Vừa dùng lời nói khẳng định, vừa đập tay xuống bàn hay để tay lên ngực;

- Dự báo thông tin: Khi chưa tìm được cách diễn đạt ý tưởng bằng lời, chúng ta thường dùng cử chỉ để mô tả.

________________________________________________________________________________C

hương trình Giáo dục Tổng quát –ĐH Hoa Sen 54

- Phủ định thông tin: Khi miệng nói: “Anh về đi” nhưng đôi mắt nhìn xuống hay quay hướng khác, giọng nói trầm lại, da diết cho thấy chủ thể muốn nói: “Xin anh hãy ở lại”;

- Để đạt tới tính một nghĩa trong giao tiếp (khi lời nói đa nghĩa): Dùng cử chỉ để minh họa, diễn đạt thêm cho rõ

- Khi muốn truyền đạt thông tin khác đến đối tượng thứ ba. Khi nói chuyện với người này nhưng lại nháy mắt với người khác.

 Thay thế: Là khả năng trở thành công cụ giao tiếp thay cho lời nói một cách độc lập của phi ngôn ngữ, trong các cảnh huống giao tiếp đặc biệt mà chủ thể không có khả năng nói (hoặc viết) hay không được phép nói. Ngay cả trong cảnh huống giao tiếp bình thường, sự thay thế cũng tỏ ra hiệu quả hơn (vì không tiện nói, không muốn nói hoặc để truyền đạt có hiệu quả hơn điều cần nói). Ví dụ: thay vì nói “tôi không đồng ý”, “tôi phản đối”, chúng ta có thể lắc đầu, hoặc “lắcbàn tay”.

2.4. Hình thức [14]

 Giao tiếp thông qua thị giác: các chủ thể sẽ tiếp nhận thông tin của nhau thông qua nét mặt, ánh mắt, nụ cười, điệu bộ, cử chỉ, diện mạo, phục trang đi kèm, khoảng cách…

 Giao tiếp thông qua thính giác: thông tin được tiếp nhận qua giọng nói, tốc độ nói, âm thanh đệm theo…

 Giao tiếp thông qua khứu giác: Các mùi hương trong môi trường giao tiếp, mùi của cơ thể có thể tác động đến đối tác, tạo nên những phản hồi trong giao tiếp

 Giao tiếp thông qua xúc giác: bắt tay, đụng chạm, ôm hôn…

Những thông tin được truyền qua xúc giác chịu sự chi phối chặt che bởi đặc trưng của từng nền văn hóa. Sự đụng chạm như thế này ở xứ sở này là phép xã giao lịch sự nhưng ở xứ sở kia lại là sự sỉ nhục, xúc phạm. Muốn sử dụng hình thức giao tiếp thông qua xúc giác cần phải nghiên cứu đặc trưng của nền văn hóa để tránh những hiểu lầm đáng tiếc.

 Giao tiếp thông qua vị giác: Văn hóa ẩm thực cũng là yếu tố quan trọng trong giao tiếp. Thông qua các món ăn, thức uống… người giao tiếp chuyển tải thái độ, tình cảm.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn học Kỹ năng giao tiếp (Trang 53 - 54)